Tìm kiếm bài viết theo id

Ngành năng lượng mặt trời đang là xu hướng tìm năng

Thảo luận trong 'Việc Làm - Học Hành' bắt đầu bởi thiennamsolar, 23/6/19.

ID Topic : 9363701
  1. thiennamsolar Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    7/5/19
    Tuổi tham gia:
    4
    Bài viết:
    2
    Hiện nay, điện mặt trời là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới. Trong vòng 2 thập niên trở lại đây, tốc độ phát triển trung bình của thị trường này 25%/năm.

    Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tiềm năng đáng kể về năng lượng mặt trời. Các số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời cho thấy, các địa phương ở phía Bắc bình quân 1.800-2.100 giờ nắng/năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân 2.000-2.600 giờ nắng/năm.

    Nhìn một cách khái quát, lượng bức xạ mặt trời ở các tỉnh phía Bắc giảm 20% so với các tỉnh miền Trung và miền Nam, và lượng bức xạ mặt trời không phân phối đều quanh năm do vào mùa đông, mùa xuân mưa phùn kéo dài hàng chục ngày nên nguồn bức xạ mặt trời không đáng kể, chỉ khoảng 1-2kWh/m2/ngày, cản trở lớn cho việc ứng dụng điện mặt trời. Trong khi đó, các tỉnh phía Nam và TPHCM có mặt trời chiếu rọi quanh năm, ổn định kể cả vào mùa mưa. Vì vậy, bức xạ mặt trời là nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền Trung và miền Nam.

    Ngành năng lượng mặt trời đang là xu hướng tìm năng
    So với thủy điện và nhiệt điện, điện mặt trời là ngành còn non trẻ ở Việt Nam, song đã có những bước phát triển đáng kể trong vòng vài năm trở lại đây. Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh, công nghiệp điện mặt trời đã tạo dựng được một số cơ sở sản xuất tiêu biểu, như nhà máy sản xuất Module pin năng lượng mặt trời quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng công nghiệp sản xuất chế tạo các thiết bị điện tử ngoại vi phục vụ cho điện mặt trời; Solar và CTCP Nam Thái Hà hợp tác xây dựng nhà máy “Solar Materials Incorporated”, có khả năng cung cấp cả 2 loại silic khối sử dụng cho công nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời.

    Theo đánh giá của các nhà khoa học, công nghiệp điện mặt trời TP Hồ Chí Minh đã gần đi vào hoàn thiện, hiện chỉ còn thiếu 2 khâu trong quy trình khép kín, là tinh chế quặng silic từ cát và chế tạo phiến pin năng lượng mặt trời từ phiến silic. Nếu hoàn thiện 2 khâu này, Việt Nam sẽ trở thành một trong số ít những nước ở châu Á có nền công nghiệp chế tạo pin mặt trời khép kín.

    Theo bản đồ tiềm năng điện mặt trời do Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư, tài nguyên điện mặt trời của Việt Nam khá dồi dào, với nguồn bức xạ nhiệt khoảng 2.056kW/m2/năm và kéo dài từ các tỉnh miền Trung đến khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực năng lượng mặt trời rất lớn.

    Xem thêm:
    Lợi ích của việc sử dụng điện mặt trời
     
  2. Tienkythuat Thành Viên Cấp 1

Chia sẻ trang này