Tìm kiếm bài viết theo id

Nghề kiếm tiền trong mùa dịch

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi HiepSiSiTinh, 3/4/20.

ID Topic : 9469549
Ngày đăng:
3/4/20 lúc 18:17
  1. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Mình cũng tính troll tụi nó nhưng bx ngồi kế bên cứ la toáng lên, sợ nó hack danh bạ của mình nên mình chửi một chút rồi cúp máy, chứ nếu ko có bx ngồi đó thì chắc mình cũng cù cưa với tụi nó một hồi cho đã, mà tụi nó xài phần mềm nào mà code quốc gia là +800
     
  2. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Bác làm cho em muốn đi chơi game online quá.
     
  3. choixongjong Thành Viên Vàng

    Ờ, một vé trở về...tuổi thơ heng Nghề kiếm tiền trong mùa dịch
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  4. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Chính phủ thông qua gói 62.000 tỷ hỗ trợ người yếu thế

    20 triệu người yếu thế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ của gói 62.000 tỷ, theo Nghị quyết Chính phủ vừa ban hành.

    Ngày 10/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19.

    Theo Nghị quyết này, sẽ có 6 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhận được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt từ Chính phủ:

    Đối tượng Hỗ trợ (VNĐ) Hình thức nhận
    Người có công với cách mạng 500.000 Trả 1 lần, hỗ trợ 3 tháng
    Hộ nghèo, cận nghèo 250.000 Trả 1 lần, hỗ trợ 3 tháng
    Lao động tự do, mất việc nhưng chưa được nhận trợ cấp thất nghiệp 1.000.000 Trả hàng tháng, hỗ trợ 3 tháng
    Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, ngừng kinh doanh từ 1/4 1.000.000 Trả hàng tháng, hỗ trợ 3 tháng
    Lao động mất việc từ 14 ngày trở lên 1.800.000 Trả hàng tháng, hỗ trợ 3 tháng
    Doanh nghiệp khó khăn tài chính Vay lãi suất 0% trả lương Vay hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội

    Tổng mức hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khoảng 62.000 tỷ đồng. Trong số này, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương.

    Ngoài ra, còn nguồn hỗ trợ gián tiếp qua việc cho phép doanh nghiệp phải giảm 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng.

    Nghề kiếm tiền trong mùa dịch
    Những người dân có hoàn cảnh khó khăn ngồi chờ nhận quà từ một nhóm từ thiện trên đường Lý Chính Thắng (quận 3, TP HCM) chiều 3/4. Ảnh: Nguyệt Nhi.

    Người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo tìm việc làm qua email, fax... mà không phải xin xác nhận UBND xã, phường.


    Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ, Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Nhà nước cũng ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước được phân chia phù hợp giữa ngân sách trung ương và địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ này.

    Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội được giao chủ trì, hướng dẫn các địa phương xác định đúng đối tượng, thực hiện chính sách này.
    Anh Minh
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  5. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Các bác cho hỏi là mấy em nghèo cơ nhỡ của mình có nhận được gói nào không ?
     
  6. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Bác lên cái list info các em rồi pm cho mình.
    Mình sẽ gửi tặng mỗi em ấy 1 phần quà....cứu đói:
    Nghề kiếm tiền trong mùa dịch
     
    7800II, HiepSiSiTinh and loc9000 like this.
  7. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Bác share hình mấy em để xem mấy em có thuộc diện cứu giúp không cái đã.
     
  8. GiangNguyen1984 Thành Viên Cấp 1

    TRONG NGUY CÓ CƠ!

    Xe cứu thương hú còi ầm ĩ, bác sĩ chạy rầm rập. Có người vừa bị đưa đi cách ly dịch COVID19, đó là cô gái phòng 209 - mới đến thuê trọ ở tầng này được vài ngày. Cô này mỗi khi đi đổ rác thường mặc quần soóc dài đến tận háng, ngực thả rông, áo hai dây mỏng tang, bó sát khiến các bà, các chị cùng tầng rất ngứa mắt, dù họ còn chưa biết cô tên gì… Mấy bà, mấy chị không biết, nhưng Mr. Nam phòng 201 lại biết, và cuống quýt nhắn tin hỏi ngay: - “Sao em bị bế đi vậy Bích?” - “Em có triệu chứng ho, sốt, khó thở. Giờ cán bộ y tế đang bắt em khai báo lịch sử tiếp xúc”. - “Đừng khai anh được không? Vợ anh biết, nó giết!” - “Không được! Khai láo bị phạt 10 triệu đấy!” - “Anh sẽ chịu tiền phạt cho em”. .......... Còn chưa kịp bỏ điện thoại xuống, Bích đã nhận được tin nhắn từ ngân hàng báo có tiền về. Và cũng chưa kịp đọc tin nhắn của ngân hàng, Bích đã nhận được một loạt các tin nhắn khác từ Mr. Tuấn phòng 202, Mr. Cường phòng 203, Mr. Mạnh phòng 204, bố con Mr. Dũng phòng 205… Nội dung các tin nhắn cũng na ná như tin nhắn của Mr. Nam phòng 201 vừa gửi, nên Bích cũng chả mất công soạn lại, chỉ việc copy paste để trả lời thôi…

    Bích ngồi kiểm tiền trong tài khoản, trừ đi tiền thuê xe cứu thương và thuê mấy thằng đóng giả làm bác sĩ, Bích vẫn kiếm được gần trăm triệu. Nhiều đứa cứ kêu dịch bệnh thế này thì có mà chết đói, Bích cười nhạt và nghĩ bụng: “Đói hay no là do cửa mình, à nhầm, là do mình chứ bộ”. Chiều nay, Bích sẽ lại tìm thuê căn hộ ở một khu chung cư khác, đâu đó bên quận 2.

    (st)

    Dễ kiếm tiền thế mà mấy bác cứ bảo...cần lập team để đánh các quận trung tâm, anh chị em nào có nhu cầu ib nhá nhá nhá...
     
  9. Mr.Karamello Thành Viên Cấp 6

    Giá phò lại ko giảm mới đkm chứ. Hay cả đám lập team theo ông hiếp si đa về miền Tây câu cá ăn đi, nghe thím đó kể cuộc sống an nhàn ko áp lực.
     
  10. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Đọc xong cmt này,hẳn lão @7800II vừa mừng vừa...đổ mồ hôi hột!
    Tí nữa thì dính cựa.Nghề kiếm tiền trong mùa dịch
     
    HiepSiSiTinh and 7800II like this.
  11. 7800II Thành Viên Kim Cương

    nếu trong mùa dịch này thì người nguy cơ dính cô vy nhất ko phải là bác thì còn ai vào đây nữa. tuy nhiên bác phải nói là cực kỳ cao tay, ban đầu tuyển vào thì đã sàng lọc sức khoẻ rồi, khi xài thì ích kỷ nhỉ nhen chả bao giờ chia sẻ cho anh em tí gì, nhưng bây giờ mới thấy là bác nhìn xa trông rộng, do chỉ có mỗi mình bác dùng nên yên tâm ko sợ lây từ thằng khác, với lại vừa chớm dịch là bác bắt cách ly tại hãng cả. giờ thì mấy lão kia vừa ko đc giảm giá, vừa ko yên tâm dùng người, chả biết em nó có tiếp thằng tây nào ko, chỉ cần lo nghĩ nhiêu đó đã mất cmn hứng rồi
     
  12. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

     
    loc9000 and Cá Mập chiên xù like this.
  13. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Mấy em này nuôi tốn kém lắm bác ạ.
    Nếu nuôi để...thịt như mấy lão @Mr.Karamello ,@loc9000 ,@7800II thì tốn kém phải chịu đã đành, còn mình chỉ nhận làm em gái,chăm sóc về mặt tinh thần, e là hơi đuối."Thôi ta đứng lại nhường đường em qua" vậy!
     
    loc9000 and 7800II like this.
  14. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Mất mát của Cửu Long
    Nghề kiếm tiền trong mùa dịch Lê Anh Tuấn

    Lần đầu từ Sài Gòn về đất Tây Đô, tôi ráng đếm xem mình phải qua bao nhiêu cây cầu lớn nhỏ. Nhưng đến Cai Lậy thì tôi bắt đầu bối rối, con số trở nên loạn xạ.

    Do hoàn cảnh chiến tranh, tôi vào miền Nam rất sớm, đến nay cũng xấp xỉ nửa thế kỷ. Lần đầu tiên vào vùng châu thổ sông Cửu Long, ấn tượng tuổi thơ tôi là đi đâu cũng gặp nước. Từ Tây Đô, lúc đó mang tên tỉnh Phong Dinh, tôi có dịp theo sông, rạch về các nơi. Tôi ngỡ ngàng khi đứng bên bờ kinh xáng Xà No mênh mông nước, thầm nghĩ người Pháp sao đào được con kinh lớn, thẳng tắp như vậy. Rồi đi ghe xuôi ngược dòng sông Hậu, ghé cồn Phong Nẫm mua trái cây thiệt ngon, ngọt và rẻ. Xoài bán theo chục, không phải chục 10 trái là mỗi chục là 14 trái, thậm chí 16 trái. Ghé bến đò Kế Sách rồi qua cù lao Nhơn Mỹ, tôm cá ê hề, bán rẻ như cho. Người bán chẳng có cân lượng gì, cứ lấy rổ xúc ra, bán theo mớ.

    Đi ngược dòng lên vùng Châu Đốc, thăm Bà chúa Xứ, thăm mộ cụ võ tướng Nguyễn Văn Thoại, nghe kể chuyện đào kinh Vĩnh Tế. Chiều về, ngồi xếp bằng trên bến thuyền ăn cơm với mắm ruột cá lóc kho tiêu, rau luộc tập tàng, dưới nước nghe cá vẫy bên be xuồng. Khi trời về đêm, trăng sáng loáng thoáng trên dòng nước, tôi mơ màng ngủ với tiếng hò văng vẳng đâu đó bên tai: "Hò ơ... Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc/ Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang/ Đói no em chịu cùng chàng/ Xuống sông ra biển, lên ngàn cũng theo...".

    Lúc ấy, bạn đi đường, thấy khát đều có thể ghé nhà nào đó uống nước trong cái khạp đầu ngõ một cách tự nhiên mà không cần xin phép gia chủ. Gặp chủ nhà đang ăn cơm, bạn có thể được mời vào ăn không hề khách sáo. Người có ruộng phía trong đều có thể điều đình chủ ruộng bên ngoài xẻ con mương dẫn nước từ sông rạch vào ruộng của mình mà không phải mua lại phần đất đào mương gì cả. Mùa gặt lúa, người nghèo có thể xin gặt mót lúa ruộng hay nuôi vịt chạy đàn vào từng ô ruộng ăn lúa, ăn ốc, ăn rau. Mùa nước nổi, họ có thể bắt cá bất cứ nơi nào trên đồng ruộng mênh mông với khái niệm "điền tư, ngư công". Khái niệm chia sẻ nguồn nước từ lâu như một quy ước bất thành văn của miền này.

    Khi đến mùa nước nổi, nước tràn trề phủ kín các cánh đồng, gần như không ai còn mua bán cá nữa. Ai cùng bắt cá dễ dàng, cá linh, cá lòng long, cá chốt,... nhiều vô số kể. Nông dân mùa nước nổi (lúc đó người ta không dùng từ mùa lũ) trở thành ngư dân. Tôi vô cùng bối rối với hàng chục tên ngư cụ và phương cách bắt cá thật lạ lùng. Người dân quê hiểu từng tính nết các loài thuỷ sản mới có những kiểu đóng đăng, chài lưới, giăng câu, đăng ven, rồi câu rê, câu cặm, đặt lờ, đặt dớn, đặt lọp, đẩy côn, chất chà, chụp đìa, tát mương, đắp tàu,...

    Những năm tháng miền quê xưa thật thanh bình, tôi bắt đầu học cách phân biệt các phương ngữ dân gian của miền sông nước Cửu Long, nhiều lúc phải thật tinh tế mới tránh được lẫn lộn. Dường như không nơi nào khác ở Việt Nam, các tên gọi liên quan vùng đất ngập nước phong phú hơn ở đây: sông cái, rạch, kinh, mương, xẻo, ao, đìa, hào, bàu, lung, láng, đồng, vũng, bãi, đầm, gò, gành, ngọn, doi, vịnh, cồn, cù lao, hòn, đảo,...

    Tùy tính nết, đặc điểm dòng nước, người ta có các tên gọi: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước cường, nước kém, nước nổi, nước lụt, nước trầm, nước bạc, nước son, nước đục, nước nhảy, nước chụp, nước đứng, nước ngược, nước xuôi, giáp nước, nhồi nước, xiết nước, rải nước,...

    Tùy nguồn cung cấp và chất lượng nước thì có những từ: nước trời, nước mưa, nước sông, nước cây, nước ngầm, nước lung, nước đìa, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, nước phèn, nước than bùn,...

    Dòng Cửu Long từ ngàn năm đã miệt mài mang từng hạt phù sa bồi đắp vùng đất này, xưa kia là xứ hoang vu nê địa, đầy chướng khí. Trên bờ thì cọp, rắn, dưới nước thì cá sấu, muỗi mòng, đỉa, đồng lụt mêng mông vào suốt mùa mưa, mùa khô nước mặn phèn chua. Ông cha chúng ta, những người tiên phương khai hoang mở đất, cứ bám theo bờ sông mà lập làng, nương theo sinh thái tự nhiên, con nước thuỷ triều mà tìm sinh kế phù hợp. Dần dần miền châu thổ trở nên trù phú, đông đúc. Sự thay đổi đặc điểm tổ chức hành chính, chính sách khai thác thiên nhiên và phân bố dân cư qua nhiều thời đại, thể chế làm bộ mặt vùng châu thổ dần biến đổi.

    Với chính sách đẩy mạnh sản xuất lương thực, lúa gạo hơn ba thập kỷ qua, tính chất sông nước dần dần khác đi. Với mục tiêu chiến lược có thật nhiều lúa, những cánh đồng bị cắt vụn ra bằng những con kênh ngang dọc. Chữ nghĩa nôm na ngày trước cũng bị đổi theo các văn bản chẳng biết từ lúc nào. Kinh bị đổi thành kênh, mùa nước nổi thành mùa lũ, nước lớn - nước ròng thành triều lên - triều xuống. Vụ lúa mùa, vụ màu thì thành vụ Hè thu, vụ Đông xuân, vụ Xuân hè theo như miền Bắc mặc dầu ở miền đồng lụt Cửu Long này chỉ có duy nhất hai mùa mưa, nắng, chẳng có Xuân Hạ Thu Đông gì cả. Gọi cách này để tiện thống nhất trên cả nước, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long, có những nơi lệch thời vụ do lệch nguồn nước cả ba tháng trời, vẫn bị gọi chung một tên.

    Cái tiếc nuối hiện nay là những con sông, vùng lung đìa không còn như xưa. Nước sông ngày càng ô nhiễm do nông dân phải gia tăng sử dụng phân bón hoá học, nông dược trong canh tác và nuôi thuỷ sản. Nhiều nơi hệ thống đê đập, cống ngăn mặn, giữ ngọt đã chặn dòng chảy. Nhiều hệ sinh thái trở nên nghèo nàn, tôm cá dần ít đi, nước không chảy tự nhiên được trở nên ao tù, rác rến, độc chất tích tụ. Nông sản nhiều hơn nhưng đầy thuốc kích thích, hóa chất bảo quản. Con cá lóc đồng ít đi, thay bằng cá nuôi, mập béo hơn nhưng thịt vừa bở, vừa hôi. Về vùng sông nước, ruộng đồng thật buồn khi thấy người dân phải khoan lấy nước ngầm mà uống, trẻ con không còn biết bơi sông, nô đùa với các trò chơi đồng quê. Đi trên sông nước bây giờ, mấy ai trong giới thương hồ còn nhớ đến điệu hò đưa đẩy năm xưa? Nếu có hát hò thì đi đâu cùng thấy cái loa karaoke ầm ĩ tra tấn xóm làng. Tinh thần chia sẻ lợi ích nguồn nước ngày càng ít đi. Hàng hoá nông sản dù phong phú hơn, không còn mùa nào thức nấy như xưa kia mà cây trái hoa màu gần như hiện diện quanh năm. Lúa mùa, lúa nổi biến mất, nhường chỗ cho lúa thâm canh ngắn ngày trồng suốt ba vụ trong năm. Dưa hấu, thanh long không còn là những đặc sản mùa nắng mà cả mùa mưa người ta vẫn trồng. Bông điên điển mùa lũ vẫn có trong chợ mùa khô.

    Mất mát nhất phải kể đến sự suy giảm chất lượng môi trường. Dòng nước trong lành trở nên khan hiếm, kế đến là biến dạng văn hoá, tập quán xưa kia. Người nông dân vùng châu thổ, nơi từng được khoác cho chiếc áo "bảo đảm an ninh lượng thực quốc gia" và một phần thế giới vẫn thuộc nhóm nghèo, vẫn hoài nghi: trồng cây gì, nuôi con gì, mua bán ở đâu.

    Sự phát triển nào cũng dẫn theo đánh đổi. Nhưng sự phát triển bây giờ đầy những hối tiếc, không bền vững và gần như không thể phục hồi khi ngày càng hiện rõ tác nhân con người đã thực hiện những hành vi nghịch thiên. Nhiều câu hỏi vẫn còn day dứt, đang chờ các quyết sách mới hơn.

    Lê Anh Tuấn
     
  15. Mr.Karamello Thành Viên Cấp 6

    Em trên nhìn ghê ghê thế nào ấy, nhường hết.
     
    Cá Mập chiên xù and 7800II like this.
  16. 7800II Thành Viên Kim Cương

    em thấy bác về phải dùng tinh trùng để chăm sóc cho các em ấy thì có khi các em ấy còn phải trả lại tiền cho bác ấy chứ, kể ra đàn ông chúng mình thiệt đủ đường nhỉ, vừa tốn thời gian, công sức để tán, để xin đc xỏ, và khi làm thì cực và mệt bỏ mệ, chúng nó nằm mà hưởng thôi, đã vậy mà cái đếu gì cũng phải là đàn ông biết ga lăng, chiều chuộng phục vụ cho phụ nữ, ở nhà kiếm tiền nhiều hơn, làm trụ cột thì là chuyện bình thường, lỡ mà có ăn hiếp vợ 1 chút thì bị quy chụp là thằng vũ phu, gia trưởng... còn nếu thu nhập mà ít hơn vợ thì trong nhà bị vợ nó coi thường, ra ngoài bị xã hội xỉa sói, đúng là kiếp đàn ông khổ đủ đường
    ờ, đúng rồi, con gái phải nuột nà mềm mại chút, chứ cơ bắp nó cứng ngắc, sờ vào mất mẹ nó cảm hứng
     
    Cá Mập chiên xù and loc9000 like this.
  17. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Đồng Nai: 2 kẻ dùng súng khống chế 5 người trong nhà để cướp


    Nghề kiếm tiền trong mùa dịch


    Ngày 16-4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã bắt giữ Đào Huy Hoàng (28 tuổi, quê huyện Hóc Môn, TP.HCM) và Phạm Minh Hoàng (28 tuổi, quê Bình Thuận) để điều tra về hành vi cướp tài sản.

    Nghề kiếm tiền trong mùa dịch - 1

    Hai nghi can Minh Hoàng và Huy Hoàng sa lưới. Ảnh: CAĐN

    Theo điều tra ban đầu, rạng sáng 11-4, Huy Hoàng và Minh Hoàng cầm theo hai khẩu súng ngắn, bịt kín mặt, cắt song cửa sổ, đột nhập vào nhà ông Trương Tiến H. ở xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).

    Khi vào phòng của hai con gái ông H., hai nghi can sử dụng súng và dao khống chế, dùng dây trói tay chân hai nạn nhân, cướp đi một chiếc lắc tay và một sợi dây chuyền vàng.

    Sau đó cả hai sang phòng vợ chồng ông H. và con trai, tiếp tục khống chế, dùng sống dao đánh vào vùng đầu ông H. ép ông chỉ chỗ giấu tài sản.

    Hai kẻ cướp đưa hai con gái của ông H. sang phòng cha mẹ, tiếp tục đe dọa, bắt ông phải giao giấy tờ xe SH, chìa khóa xe, chìa khóa nhà.

    Lúc này, con trai ông H. lợi dụng sơ hở bỏ chạy ra ngoài tri hô “cướp, cướp" thì hai kẻ cướp phóng xe ra quốc lộ 1A tẩu thoát.

    Nhận được tin báo, công an đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, xác định kẻ cướp lấy đi khoảng 7 cây vàng (loại vàng 18K), 20 triệu đồng, 100 USD và hai điện thoại. Tổng giá trị tài sản khoảng 217 triệu đồng.

    Ngoài tiền và vàng bạc, hai nghi can còn lấy đi một sổ tiết kiệm và hai giấy đăng ký xe.

    Từ kết quả khám nghiệm hiện trường và lời khai của các nhân chứng, công an lần theo các manh mối, xác định hai nghi can gây ra vụ cướp và bắt giữ Huy Hoàng và Minh Hoàng.

    VŨ HỘI
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  18. 7800II Thành Viên Kim Cương

    mấy hôm nay liên tục loa phường chỗ em ở đọc phát thanh cho biết có 1 nhóm cướp có vũ trang chuyên ăn hàng khoảng 8g tối trở đi, nhiều em chạy xe đắt tiền bị cướp rồi, moá, dịch nên đói quá làm liều đây mà
     
  19. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Bên Tân Phú , Bình Tân nó còn đi ăn hàng hàng giờ . Dám thách thức luôn hiệp sĩ vì tụi nó đông và cản địa có đồ chơi luôn kìa ,ai cản tụi nó xịt hơi cay hay xiên luôn...
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/4/20
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  20. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Số tiền nộp phạt 'nguội' sau mùa dịch Covid-19 sẽ lên đến cả trăm triệu đồng

    Nghề kiếm tiền trong mùa dịch

    Hệ thống camera xử phạt nguội được CSGT Hà Nội triển khai hiệu quả trong mùa dịch Covid-19

    Mặc dù TNGT trong Quý I/2020 đã giảm sâu trên cả 3 tiêu chí, tuy nhiên, Phòng CSGT đánh giá: Nếu không có sự quyết tâm và đặc biệt là các biện pháp có chiều sâu, duy trì hiệu quả kiềm chế, làm giảm bền vững TNGT thì những nguy cơ về tai nạn vẫn luôn là thách thức không nhỏ với lực lượng CSGT, nhất là khi tình hình dịch bệnh được khống chế, các hoạt động kinh tế, xã hội phục hồi, phát triển.

    Để đảm bảo ATGT, phòng ngừa tai nạn nhất là trong mùa dịch Covid-19, Phòng CSGT đã chỉ đạo Đội Chỉ huy giao thông và Điều khiển đèn tín hiệu giao thông tăng cường xử lý vi phạm Luật Giao thông, nhất là các phương tiện vượt đèn đỏ. Chỉ trong vòng 15 ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống camera đã ghi nhận và phát hiện gần 400 trường hợp phương tiện vi phạm lỗi vượt đèn đỏ.

    Theo chỉ huy Đội Chỉ huy giao thông và Điều khiển đèn tín hiệu giao thông, trong số gần 400 lái xe vi phạm này có những phương tiện vi phạm nhiều lần. Tất cả những trường hợp này sẽ được CSGT gửi thông báo về cho lái xe, chủ sở hữu sau khi hết quy định cách ly xã hội. Số tiền phạt đối với các lái xe vi phạm nhiều lần này chắc chắn sẽ không hề "dễ chịu" chút nào.

    Phòng CSGT sẽ tiếp tục tăng cường xử lý mạnh vi phạm Luật Giao thông, nhất là các lỗi vượt đèn đỏ, hoạt động xe tải, nồng độ cồn, ma túy…trực tiếp cũng như qua hệ thống camera giám sát, xử phạt; vừa tăng cường đảm bảo ATGT, đồng thời cũng phòng, chống hiệu quả dịch Covid-19.

    Hoàng Phong
     
    Cá Mập chiên xù thích bài này.

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. langmodasaigon1,
  2. Luonglich,
  3. sofaluxcasadep
Tổng: 1,243 (Thành viên: 4, Khách: 1,223, Robots: 16)