Tìm kiếm bài viết theo id


Nguồn máy tính có chức năng gì? Cấu tạo của nguồn máy tính ra sao

Thảo luận trong 'Laptop - Phụ kiện' bắt đầu bởi buiphihung93, 13/7/20.

ID Topic : 9506175
Giá bán:
1,000 đ
Điện thoại liên hệ:
0862354793
Địa chỉ liên hệ:
505 Lê Văn Sỹ F2 Tân Bình, , TP.Hồ Chí Minh (Bản đồ)
Ngày đăng:
13/7/20 lúc 14:06
  1. buiphihung93 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    26/6/20
    Tuổi tham gia:
    3
    Bài viết:
    13
    Các chức năng vận hành máy tính trong đó nguồn máy tính (tiếng Anh: Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp năng lượng cho bo mạch chủ, ổ cứng, ổ quang và các thiết bị khác…, đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động. Bộ nguồn là phần trong thô thiển nhất bên trong máy tính . Thông thường khi mua máy tính , chúng ta phải tính tới bộ vi xử lí , Model của Mottherboard , Card màn hình , số lượng thành nhớ sử dụng , kiểu ổ cứng và không thể quên bộ nguồn cung cấp đó là nới cung cấp năng lượng điện cho toàn bộ hệ thống.



    Nguyên lý hoạt động của nguồn máy tính:

    Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60 Hz) vào PSU qua các mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành một chiều. Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với tần số cao thì kích thước biến áp nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số điện dân dụng 50/60 Hz.

    Nguồn máy tính được lắp trong các máy tính cá nhân, máy chủ, máy tính xách tay. Ở máy để bàn hoặc máy chủ, bạn có thể nhìn thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm chí cả các card màn hình cao cấp. Ở máy tính xách tay PSU có dạng một hộp nhỏ có hai đầu dây, một đầu nối với nguồn điện dân dụng, một đầu cắm vào máy tính xách tay. Nguồn máy tính cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, – 12V, +5V, +3,3V… với dòng điện định mức lớn.

    Những điều cơ bản về bộ nguồn máy tính
    Khi công tắc nguồn được nhấn lần đầu tiên và bộ nguồn khởi động, nó sẽ mất một khoảng thời gian để các thành phần trong nguồn xuất ra điện năng cho các thành phần máy tính hoạt động. Trước khi đó, nếu máy tính khởi động, các linh kiện sẽ dễ bị hỏng hóc hoặc hoạt động không bình thường do đường điện chưa ổn định. Chính vì vậy trên các hệ thống mới, đôi khi phải mất tới 1-2 giây sau khi bạn nhấn nút công tắc máy thì hệ thống mới bắt đầu làm việc. Điều này là do hệ thống phải chờ tín hiệu đèn xanh cho biết điện thế đã sẵn sàng từ bộ nguồn gửi tới BMC. Nếu không có tín hiệu này, BMC sẽ không cho phép máy tính hoạt động.

    Trong số các đường điện chính, những đường có giá trị dương (+) đóng vai trò quan trọng hơn và bạn phải luôn để mắt tới chúng. Mỗi đường sẽ có chỉ số Ampere (A) riêng và con số này càng cao càng tốt. Công suất tổng được tính bằng công thức W= VxA. Ví dụ đối với bộ nguồn có đường 3,3V là 30A, 5V là 30A và 12V là 25A thì các đường điện và công suất được tính như sau:

    • Công suất đường điện 3.3V = 3.3V x 30A = 100W
    • Công suất đường điện 5V = 5V x 30A = 150W
    • Công suất đường điện 12V = 12V x 25A = 300W
    Như vậy tổng công suất nguồn sẽ là 100W + 150W + 300W = 550W. Tuy nhiên trên thực tế còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới con số tổng này.

    Các điều kiện để là một bộ nguồn máy tính tốt
    Để là một bộ nguồn máy tính tốt cần đáp ứng các điều kiện, yếu tố tiên quyết sau đây:

    • Sự ổn định của điện áp đầu ra: không được sai lệch quá -5 đến + 5% so với điện áp danh định khi mà nguồn hoạt động đến công suất thiết kế.
    • Điện áp đầu ra của nguồn máy tính PSU phải bằng phẳng, không nhiễu.
    • Hiệu suất làm việc của PSU cần cao, đạt trên 80%
    • Nguồn máy tính không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh nó và phải chịu đựng được từ trường, điện trường, nhiễu từ các vật khác xung quanh tác động đến nó.
    • Khi hoạt động, bộ nguồn PSU cần toả ra ít nhiệt, gây rung, ồn nhỏ.
    • Các dây nối đầu ra của nguồn máy tính cần đa dạng, nhiều chân cắm, được bọc dây gọn gàng và chống nhiễu.
    • Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian hoạt động dài
    • Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lượng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.
    Xem thêm: https://www.sosanhgia.com/t358-nguon-may-tinh.html
     

Chia sẻ trang này