Tìm kiếm bài viết theo id

Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa

Thảo luận trong 'Cây Cảnh - Thủy Sinh' bắt đầu bởi techtra, 3/8/21.

ID Topic : 9623689
  1. techtra Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    23/4/21
    Tuổi tham gia:
    2
    Bài viết:
    20
    I. Các bệnh thường gặp ở tôm.
    1.1. Hội chứng tử vong sớm (EMS).
    Hội chứng tử vong sớm hay còn gọi là chứng hoại tử gan cấp tụy. Bệnh do vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus gây ra, chúng được truyền qua miệng và sau cùng là cư trú ở hệ tiêu hóa của tôm. Tại đây vi khuẩn tiết ra các độc tố mạnh phá hủy mô và làm rối loạn các chức năng của hệ tiêu hóa. Hệ quả là tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%. Đây là hội chứng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trong ngành nuôi tôm dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh

    Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa

    Các biểu hiện của hội chứng này bao gồm: Tôm bơi chậm theo dọc bờ đê, lờ đờ và yếu, màu sắc bên ngoài nhợt nhạt và có sự giảm kích thước, vỏ mềm và đổi màu đen, gan teo và xuất hiện các đốm đen, tôm bị phân trắng kéo dài.

    Xem thêm: Nano bạc Thủy sản Toàn Thắng và nỗ lực hướng đến công nghệ nuôi tôm bền vững

    1.2. Bệnh đốm trắng (WSSV).
    Có ba nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng: do virus white spot syndrome (WSSV), vi khuẩn White Spot Syndrome (BWSS) và môi trường nuôi có nồng độ ion Ca2+ và Mg2+. Khi phát hiện tôm bị bệnh đốm trắng cần phải xác định nguyên nhân nào gây ra để có biện pháp giải quyết phù hợp.

    Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa - 1

    Đối với virus white spot syndrome (WSSV), phát hiện thông qua xét nghiệm PCR và cho kết quả dương tính. Biểu hiện: nhiều đốm trắng xuất hiện bên trong vỏ phần đầu ngực và lan toàn thân, tôm có biểu hiện đột ngột ăn nhiều sau đó bỏ ăn, bơi dạt vào bờ. Tỉ lệ tôm chết là 100% sau khi đốm trắng xuất hiện từ 3 đến 10 ngày.

    Đối với vi khuẩn White Spot Syndrome (BWSS), tôm khi mới nhiễm vẫn hoạt động bình thường và trong quá trình lột vỏ có thể tự khỏi bệnh. Khi bị nặng, tôm lột vỏ chậm, mang có màu đen, chết rải rác.

    Môi trường nuôi có nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ cao, tôm vẫn xuất hiện đốm trắng ở phần đầu ngực và vỏ ở sống lưng nhưng vẫn hoạt động bình thường.

    1.3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô.
    Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do chủng virus thuộc họ Parvoviridae gây ra. Dễ bắt gặp ở các loài như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm xanh. Khả năng lây lan trong ao nuôi có thể lên tới 100% với tỷ lệ gây chết từ 40% đến 70%. Bệnh lan truyền từ bố mẹ sang con cái trong quá trình sinh sản, hoặc từ những sinh vật mang mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vực nuôi. Đặc biệt khi xảy ra sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn cũng có thể làm cho bệnh dịch bùng phát ở ao nuôi.

    Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa - 2

    Biểu hiện bệnh: Phần đầu ngực có biểu hiện không bình thường, vỏ sần sùi, râu quăn queo. Ở tôm sú, khi bị bệnh cơ thể chuyển sang màu xanh, cơ bụng trắng đục.

    1.4. Bệnh Taura.
    Bệnh do Taura syndrome virus (TSV) gây ra và thường xuất hiện ở các loài như: tôm xanh, tôm sú, tôm nương trong đó tôm thẻ chân trắng là loài cực kì nhạy cảm với bệnh này. Khả năng gây chết từ 40% đến 90%. Bệnh dễ xuất hiện và lây lan trong quá trình sinh sản hoặc môi trường nuôi chứa mầm bệnh.

    Biểu hiện bệnh: Vỏ tôm, vùng đuôi và chân bơi có màu đỏ nhạt. Ngoài ra tôm còn có dấu hiệu mềm vỏ và ruột rỗng, chết khi lột xác.

    Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa - 3
    Dấu hiệu của bện taura
    1.5. Bệnh đầu vàng (YHV).
    Bệnh do phức hợp hai loại virus gây ra là Yellow head virus (YHV) và Gill-associated virus (GAV). Thường gặp ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng và dễ lây lan thông qua các vật trung gian hoặc do nguồn nước nhiễm mầm bênh. Tỷ lệ gây chết là 100% trong vòng 3 đến 5 ngày khi xuất hiện dấu hiện bệnh.



    Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa - 4
    Dấu hiệu của bện taura
    Biểu hiện bệnh: Tôm giảm ăn, bơi gần bờ, phần đầu ngực có màu vàng.

    II. Biện pháp phòng ngừa.
    Để ngăn ngừa các bệnh thường gặp trên, chúng ta cần phải kĩ lưỡng từ khâu chọn giống khỏe mạnh đến việc tạo một môi trường nuôi khỏe mạnh, hạn chế tối đa các tác nhân có khả năng mang mầm bệnh đến với ao nuôi bằng cách giăng lưới, che chắn khu vực xung quanh.Ngoài ra nguồn nước phải đảm bảo các tiêu chí phù hợp với từng giống tôm.

    Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa - 5

    Và hiện nay, một công nghệ mới đang được nhiều người nông dân tìm đến để xử lí nước trong ao nuôi đó là công nghệ Nano Bạc.Những ưu điểm mà nano bạc mang lại bao gồm:

    • Dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc mà không gây kích ứng hay phản ứng phụ.
    • Không biến đổi bởi các tác nhân gây oxy hóa thông thường trong môi trường.
    • Thời gian khán khuẩn dài, không gây ra mùi khó chịu
    Đây thực sự là một công nghệ mang nhiều tiềm năng không chỉ trong ngành nuôi tôm nói riêng mà trong cả ngành nông nghiệp nói chung. Và một trong những sản phẩm nano bạc được người dân tin tưởng sử dụng nhất đó chính là nano bạc Unitech

    Life Protection

    Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp qua hotline: 037.237.9577.

    CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA.

    Địa chỉ: Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM, Số 3 Võ Trường Toản, Khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

    Email: unitech@gmail.com

    Hotline: 037 237 9577

    Website: techtra.vn
     

Chia sẻ trang này