Tìm kiếm bài viết theo id

[Review] Thành Cổ Loa - Di tích lịch sử hơn 2000 năm tuổi của Thủ đô

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi tranminhnghia, 25/7/22.

ID Topic : 9691441
Giá bán:
500,000 đ
Điện thoại liên hệ:
0966415568
Địa chỉ liên hệ:
Hồ Chí Minh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh (Bản đồ)
Ngày đăng:
25/7/22 lúc 09:44
  1. tranminhnghia Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/6/22
    Tuổi tham gia:
    1
    Bài viết:
    9
    Thành Cổ Loa không chỉ ghi dấu với những truyền thuyết lịch sử về An Dương Vương xây thành hay câu chuyện tình bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy, đây còn là một công trình với kiến trúc đầy độc đáo. Với cương vị là một người con của vùng đất Đông Anh hôm nay mình sẽ có những review chi tiết về di tích Cổ Loa, đảm bảo sẽ mang tới những chia sẻ hữu ích cho chuyến đi của bạn
    Xem thêm: https://dulich3mien.vn/ha-noi/thanh-co-loa/
    Những câu chuyện thú vị mà mình viết về thành Cổ Loa
    Nhắc đến nơi đây, có lẽ sự tích về vua Thục Phán xây thành nhiều lần đều đổ, sau này nhờ có sự giúp đỡ của thần Kim Quy mới có thể xây thành công đã không còn xa lạ. Tương truyền, trước khi rời đi, thần Kim Quy còn cho An Dương Vương một cái móng rùa làm lẫy nỏ thần. Nhờ công của Cao Lỗ (một vị tướng lỗi lạc có công xây thành, sau nhiều ngày chế tác, cuối cùng cũng hoàn thành chiếc nỏ thần có thể bắn ra nhiều mũi tên trong cùng một lần. Chiếc nỏ ở thành Cổ Loa sau này được mô phỏng lại rộng đến hơn 3m. Đối mình bản thân mình, nỏ thần giống như một biểu tượng của sự thông minh, sáng tạo của người Việt ta từ ngàn đời. Cùng với đó là tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm khi ở bên cạnh một đất nước với dã tâm quá lớn.
    Mọi người chắc cũng đã đều nghe nói đến đoạn tình cảm đầy ngang trái của công chúa nước Âu Lạc - Mỵ Châu và con trai vua Triệu Đà - Trọng Thủy. Câu chuyện này gây khá nhiều tranh cãi, mỗi người một ý nhưng phổ biến hơn cả là:
    • Về sự tích thành Cổ Loa thì có người cho rằng Mị Châu quá ngây thơ khi đem trái tim mình trao nhầm chỗ
    • người nặng lời hơn lại oán thán Mỵ Châu như một kẻ phản quốc, là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc.
    Mỗi lần mình nghe mối tình này, chỉ cảm thấy đáng thương nhiều hơn cho cô công chúa mất đi cả tình yêu, gia đình và vương quốc ấy.
    Gợi ý những địa điểm thú vị nhất ở vùng đất Cổ Loa
    Thành Cổ Loa
    Với mình, thành mang một kiến trúc vô cùng độc đáo với hình trôn ốc gồm 9 vòng thành kiên cố bao lấy nhau. Ngày nay khi được khai quật lại, mình nghe nói thành được xây theo địa hình vốn có, nối những gò đất thành dải dọc theo sông, cứ lớp này bao lấy lớp khác. Thành được chia làm 3 khu: Ngoại thành, trung thành và nội thành theo chiều nhỏ dần và kiên cố hơn vào trong. Thực tế thì những gì chúng ta còn nhìn thấy chỉ là thành Cổ Loa đã đổ vỡ do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh suốt mấy nghìn năm. Những bức tường mang màu vàng của đất cát, cùng những lối đi đã mòn, phủ đầy rêu phong.
    Đền thờ An Dương Vương
    Mình đi tiếp vào sâu bên trong để vào đền Thượng - nơi thờ Vua Thục Phán, vị vua lập nên nhà nước đầu tiên của nước Việt. Từ ngày nhỏ, mình đã nghe ông bà nói về ngôi đền linh thiêng này. Ngôi đền được dựng trên nền Thành nội ngày trước, được xây bằng đá và gốm vỡ. Lối vào đền An Dương Vương - thành Cổ Loa được đặt hai con rồng đá, mình nghe mọi người nói rằng rồng này được làm theo lối kiến trúc nhà Lê, với chi tiết điêu khắc rất tinh tế. Đi vào trong đền, mình bắt gặp những tấm bia đá cùng với các hiện vật được khai quật đang trưng bày ở đây như tượng đồng, trống đồng, ngựa hồng,.... Hàng năm, vào dịp Tết, cả nhà mình đều tới đây thắp hương cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Ở ban thờ chính là vua An Dương vương, bên trái là Hoàng Hậu, bên phải thờ Thánh Mẫu.
    Am Mỵ Châu - Thành Cổ Loa
    Mỗi lần đến đây mình đều đến am Mỵ Châu thắp cho bà một nén hương. Trong Am thờ một tảng đá không đầu, trong bộ trang phục đầy kiêu sa, lộng lẫy cùng rất nhiều vàng, bạc, châu báu rải xung quanh như thể hiện nỗi xót thương cho cuộc đời vị công chúa bạc mệnh. Bà mình kể rằng ngày xưa, người dân vùng mình vớt được một cái xác không đầu, gánh về đến cây đa thì đứt nên họ đã lập am thờ bà ở đây. Dưới gốc đa nghìn năm tuổi, tán cây xanh rì tỏa bóng, ngôi đền với màu sắc rực rỡ nhưng lại khiến mình có chút ủy mị, thương cảm.
    Đình thành Cổ Loa (Ngự Triều Di Quy)
    Theo văn hóa Việt Nam xưa, mỗi làng thường có một ngôi đình làng, nghe tên mỹ miều nhưng thực tế đây là đình làng mình, được di chuyển đến khu đất nơi ngày trước Vua An Dương Vương thiết triều, do vậy mới được gọi là Ngự Triều Di Quy.
    Món ăn tuổi thơ ở Cổ Loa
    Quán bao nhiêu năm vẫn vậy, chỉ đơn sơ có vài bàn, cái ghế. Đến đây mình thường gọi cháo trai đầy đủ. Bát sẽ bao gồm cháo gạo thơm, thêm trai được xào với hành, ăn vừa ngọt vừa sần sật, thịt rang, rau thơm, hành phi, quẩy và thật nhiều tiêu. Quán chỉ mở từ khoảng 4h chiều, nếu không đến sớm sẽ hết cháo. Tô đầy đủ mình gọi có giá 30.000, ăn vừa ấm bụng, vừa ngon. Đây cũng là hương vị tuổi thơ mà thỉnh thoảng chiều đông đi học về, mình cùng tụi bạn cũng hay ghé qua đây ăn.
    Thành Cổ Loa với 2,300 năm lịch sử đã trở thành một biểu tượng về văn hoá mang tinh thần sáng tạo cùng bản lĩnh của người Việt. Đồng thời cũng là một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, để lại một giá trị thẩm mỹ cao cho dân tộc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/22

Chia sẻ trang này