Tìm kiếm bài viết theo id

Chim - Thuần dưỡng và huấn luyện chim nhồng

Thảo luận trong 'Thú Cưng - Thú Nuôi' bắt đầu bởi Vusoftsoil, 2/1/14.

ID Topic : 7154791
Ngày đăng:
2/1/14 lúc 15:03
  1. Vusoftsoil Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    30/1/13
    Tuổi tham gia:
    11
    Bài viết:
    33
    Thành phố Hồ Chí Minh, đêm ngày 18.10.2013
    Thân chào các Cô, Chú, Anh, Chị, Các bạn và các em có niềm đam mê nuôi chim nhồng!
    Mình cũng như tất cả mọi người, đã từng trải qua những tháng ngày vất vả nuôi dưỡng và huấn luyện một chú chim nhồng con cho đến khi trưởng thành và có thể nói được một vài cụm từ thông dụng hàng ngày. Đó là một thú vui nhỏ của mình, hình thành từ khi mình còn ở ngoài quê, những tháng ngày lặn lội ngoài ruộng đồng để câu cá, bắn chim và bẩy chim.
    Sự thật, mình nuôi nhồng đã được gần 06 năm và hiện nay ở nhà mình còn đang nuôi 02 chú chim nhồng đã nói được. Một chú gần 05 tuổi và một chú gần 03 tuổi.
    Mình xin mạn phép chia sẻ với mọi người về kinh nghiệm nuôi nhồng của bản thân, chắc chắn sẽ có rất nhiều thiếu xót nên khi đọc – xem, mong mọi người thông cảm, góp ý và chia sẻ với mình. Xin cám ơn trước mọi người!
    1. Chọn chim
    Mình thường chọn những chú chim còn rất nhỏ, chỉ cần có vài cọng lông ống là được. Xuất xứ có thể từ nhiều vùng miền khác nhau: Miền Trung, Bình Phước hoặc Campuchia chẳng hạn.
    Chúng trông phải mạnh khỏe, lanh lợi và việc chọn một chú chim trống hay mái thì phải lựa chọn chúng trong một nhóm thì mới phân biệt rõ ràng được. Phần này mình không đề cập vì trên diễn đàn có rất nhiều bài tham luận về vấn đề này.
    Trước đây, mình thường chọn mua chim trên đường CMT8 - Bình Dương chứ không mua ở TP.HCM. Trên này, nhồng con rất phong phú và nhiều (bắt đầu từ tháng 03 dương lịch trở đi, đầu mùa mưa ở Miền Nam là chim nhồng bắt đầu sinh sản).
    2. Chuồng nuôi
    Nhồng là một giống chim có kích thước tương đối lớn nên chuồng nuôi của các bạn phải tương đối rộng rải, nhưng theo minh thì tối thiểu cũng phải 400*400*500 (đơn vị mm). Còn chuồng nuôi của mình kích thước 1000*1000*2100. Chuồng càng rộng thì chim càng thấy thoải mái, bay nhảy, chuyền cành dễ dàng và thuận lợi.
    Nên bố trí một cái tổ nhỏ (ví dụ như cái rọ tre hình trụ tròn có đường kính giữa khoảng 300mm, đường kính miệng khoảng 100mm) đựng cá bán ở các tiệm dụng cụ câu cá chẳng hạn để làm tổ ngủ cho nhồng hoặc một cái tổ bằng hộp gỗ chẳng hạn.
    3. Thức ăn
    Trong những ngày đầu khi mới mua về, mình thường nhai cơm nóng hoặc nguội để cho chim ăn (dùng một cái thìa rất nhỏ để mớm cho chúng, nhớ phải có thêm chút nước miếng của mình, rất tốt cho tiêu hóa của nhồng). Sau đó cho ăn thêm một ít chuối (đây là món mà nhồng rất thích), thêm 01 đến 02 con dế non (nếu là dế lớn, các bạn nhớ là phải bỏ 2 chân sau vì chân dế có các vị trí ngàm sắc cạnh và cái càng của con dế, không tốt cho hệ thống ruột non của nhồng) và một miếng ớt nhỏ (các bạn đừng sợ cay), thêm một đến hai miếng nước để cho chim tránh bị nghẹn thức ăn.
    Trong khoảng thời gian từ 07 đến 10 ngày đầu, chú chim sẽ lớn rất nhanh, ra lông đầy đủ khi và chỉ khi các bạn cho ăn đầy đủ, cách khoảng 1h đến 1h30 phút cho ăn một lần, và cho ăn đến khoảng 9h tối, sau đó cho chim đi ngủ (nên trùm áo lồng khoảng 70 đến 80% chu vi lồng và chông đèn ánh sáng vàng để giữ ấm cho chim).
    Khoảng 3 tuần sau khi nuôi, hôm nào trời nắng các bạn có thể cho nhồng phơi nắng, tắm. Nhồng rất thích phơi nắng và tắm (nước tắm nên thêm ít muối để diệt các con vi trùng trên cơ thể nhồng). Thời gian phơi nắng và tắm thường khỏang từ 08h đến 10h sáng.
    Trong giai đoạn nuôi này, mình cho nhồng ăn đầy đủ các thức ăn như con người ăn. Từ cá, thịt, trái cây, côn trùng,...v.v và đặc biệt không bao giờ thiếu ớt, ớt hiểm càng tốt, nhồng rất khoái khẩu món này.).
    Và trải qua một thời gian nuôi nhồng, cho đến ngày hôm nay, mình cũng không bao giờ cho nhồng ăn cám, đặc biệt là cám ớt (cơ bản là mình không tin tưởng chất lượng của loại thức ăn này.) và ít bao giờ thấy chúng bệnh, ngoại trừ những hôm trở trời, chúng có thể ho vào ban đêm.
    Hiện nay, mỗi ngày khẩu phần ăn bao giờ cũng có chuối (đặc biệt là chuối sứ), và một loại trái cây nào đó như thanh long, cà chua, ...v.v. Nước uống bao giờ mình cũng cho vào thêm một chút tỏi để kháng khuẩn và bảo vệ cho chim có sức đề kháng tốt. Nước và thức ăn phải vệ sinh hàng ngày và không bao giờ dùng lại. Đặc biệt, nếu nhồng không thích loại thức ăn nào thì chúng sẽ gắp bỏ và kéo cho rớt cái cóng hoặc hủ mà chúng ta đựng thức ăn.
    Nếu có điều kiện thì cho nhồng uống thêm một chút sữa, nhồng rất thích. Mình ở nhà hay cho nhồng uống một chút sữa cô gái Hà Lan mỗi ngày.
    4. Huấn luyện chim tập nói
    Theo các tài liệu thì bắt đầu từ tháng thứ 06 (kể từ lúc mới sinh ra), nhồng bắt đầu học nói nhưng theo mình thì chỉ từ tháng thứ 04 hoặc thậm chí là chỉ hơn 02 tháng cho những chú chim ghép chung với những con nhồng đã biết nói, chúng học từ đồng loại rất nhanh. Ví dụ như chú nhồng nhỏ nhà mình, nuôi ghép chung với chú nhồng lớn và hơn 02 tháng đã biết nói và nói tất cả những cụm từ mà chú nhồng lớn đã được dạy và nghe lõm như: Chào khách, anh ơi, ai đó, ồn ào quá nha, mẹ nói con cái gì đó, hai đứa ngủ đi nha,…v.v
    Thời gian dạy: vào mỗi buổi sáng, khoảng từ 5h30 đến 06h là khoảng thời gian hợp lý để dạy nhồng tập nói. Bạn chỉ cần ngồi trước chuồng và nói một cụm từ nào đó (ví dụ như Chào khách) trong khoảng 05 phút là được. Tùy theo trí thông minh của mỗi chú nhồng mà thời gian bắt chước có thể nhanh hay chậm. Nhưng theo mình thì từ 01 đến 1.5 tháng là nhồng học được một cụm từ. Khi chúng đã nói được thì bắt đầu dạy cụm từ thứ hai, thứ ba…v.v
    Vào buổi tối, khi nhồng đã ngủ được khoảng 30 phút, thì bạn đột ngột đi đến chuồng và nói lớn cụm từ mà buổi sáng đã dạy. Nhồng học rất nhanh vì lúc này chúng đang ngái ngủ, chuẩn bị đi ngủ.
    Và khi chỉ nuôi một con nhồng thì việc dạy nói rất khổ luyện, chúng ta phải chăm chỉ, chăm sóc và mỗi ngày tranh thủ một chút thời gian dành riêng cho nhồng.
    5.Tập thể dục
    Mỗi ngày, vào mỗi buổi sáng, sau khi dạy cho chúng học nói thì mình thả chúng bay ra ngoài để vận động (khoảng 15 đến 20 phút). Lúc này, mình luộc 01 cái trứng gà hoặc trứng vịt rồi lấy lòng đỏ còn nóng cho chúng ăn. Món này nhồng rất thích, nhưng cho ăn vừa phải (một cái lồng đỏ mình cho 02 chú nhồng ăn khoảng 02 ngày, ăn không hết chúng ta bỏ vào ngăn mát trong tủ lạnh, trước khi ăn để khoảng 20 phút rồi hâm nóng lại). Sau đó cho ăn thêm chút chuối, miếng nước rồi cho vào lồng.
    Lưu ý: Khi thả ra, các bạn phải cẩn trọng hệ thống cửa đi, cửa sổ, vì mình đã mất mấy con do quên chốt cừa sổ, bay mất. Mình đã mất 04 con, tìm lại được 01 con sau khoảng 03h dụ chúng bay từ trên cây cao xuống.
    6. Kỷ luật
    Quan điểm của mình rất nghiêm ngặt, khi chúng quá ồn ào, mình có thể bắt ra ngoài và thường mình dổ trên đầu một cái nhẹ và nói nhỏ nhẹ với chúng hoặc nhúng vào xô nước 01 cái. Bời vì nhồng giống như một cái loa phóng thanh, phát từ lúc nó dạy đến trước khi đi ngủ, ít nề nếp. Cho nên đôi lúc chúng ta cũng cảm thấy không hài lòng. Nhưng chúng không bao giờ giận chúng ta, mỗi lần làm như vậy vợ mình đều khuyên không nên, nên mình cũng trải lòng.
    7. Trí tuệ
    Theo mình thì nhồng là một loại chim có khả năng bắt chước tiếng người, ngôn ngữ của các loài. Chúng rất thông minh và khôn nếu chúng ta có một chương trình nuôi dưỡng và chăm sóc khoa học, bài bản.
    8. Điểm yếu
    Nhồng bắt chước rất nhanh những ngôn từ thiếu văn hóa, không thẩm mỹ. Tuyệt đối tránh những cụm từ thiếu văn thể mỹ này. Theo mình trong khoảng 02 năm đầu tránh để nhồng nghe những ngôn từ trên.
    9. Thời gian tiếp thu
    Trong khoảng 02 năm đầu thì nhồng tiếp thu rất nhanh, sau đó thì chậm lại. Cho nên trong 02 năm này chúng ta phải dạy chúng thật khoa học.
    10. Tuổi thọ
    Theo các tài liệu đã công bố thì tuổi thọ của nhồng khoảng 10 đến 15 năm tùy theo giống, loại, khu vực địa lý, cách nuôi...v.v
    Mình có chút ít kinh nghiệm của bản thân nên chia sẻ với mọi người. Mong mọi người đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm .
    Trân trọng cám ơn!
    Chào thân ái!
    ĐÀO NGUYÊN VŨ, Giảng viên khoa Xây dựng trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM
    Điện thoại: 0983691861
    Địa chỉ nhà: 150/17/7 đường TTN01 (Tân Thới Nhất 01), phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
    PS: Hiện nay, mình đang nuôi thêm một vài cặp chim bảy màu (Lady Gouldian finch) tơ mới được hơn 02 tháng. Bạn nào có cùng niềm đam mê với mình thì liên lạc.
     
  2. babykery Thành Viên Cấp 3

    nhồng 9 tháng còn tập nói được ko bro...
     
  3. luatkhoa1980 Thành Viên Cấp 4

    1 thoi dam me,day thi ko chiu noi,nhung nghe may ba ban ve chai ban hang rong thi hoc rat le
     
  4. banggiang Thành Viên Cấp 4

    Hay và bổ ích cho ai đam mê chim nói
     
  5. LuuBinh99 Thành Viên Cấp 4

    Bài bản và kinh nghiệm quá thầy Vũ ơi, chúc cho mấy em nhồng của thầy luôn khỏe mạnh thông minh và nói nhiều...
     
  6. Vusoftsoil Thành Viên Mới

    Chào anh Bình!
    Dạ, em cám ơn anh! Em chỉ biết một ít và chia sẻ thông tin với mọi người anh à.
    Chúc anh Bình và các chú bảy màu luôn mạnh khỏe.
     
  7. Xem thêm bình luận
  8. hien_minh Thành Viên Cấp 3

    :sweet_kiss: bác chăm chim kiểu này em bái phục hơn cả chăn con rồi ( nuôi chào mào cho khỏe hihih) thanks bài viết rất hay
     
  9. LuuBinh99 Thành Viên Cấp 4

    Thanks
     
  10. Vusoftsoil Thành Viên Mới

    Chào các bạn!
    Mình chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, công tác tốt và có thú vui riêng của mình.
     
  11. hoangle1509 Thành Viên Cấp 4

    mùa này phải chọn 1 con nuôi mới được, nếu được nhờ anh tư vấn, cũng sắp tới mùa rồi, theo anh thì nhồng trống hay nhồng mái nói tốt hơn ? e cũng đã tìm hiểu nhưng chưa có 1 cách phân biệt trống mái rõ ràng
     
  12. caybap Thành Viên Cấp 2

    Neu vây thì mình Nuoi con trôńg va maí tu luc moc long óng thì May ra Anh Vu~ ,em mê nuôi de hon ma chua co' kinh nghiem Thuần dưỡng và huấn luyện chim nhồng
     
  13. newarch Thành Viên Cấp 2

    Bài viết rất hay, Cám ơn bạn,
    Bạn cho mình hỏi sáo nâu có nói được giống nhông không?
     
  14. hoaiphong_nguyen Thành Viên Mới

    Hay quá, cám ơn anh

     

Chia sẻ trang này