Tìm kiếm bài viết theo id

“Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi nngtson, 1/11/11.

ID Topic : 4081241
Ngày đăng:
1/11/11 lúc 21:09
  1. nngtson Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    2,774
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!

    Cập nhật lúc 22:09, Chủ Nhật, 11/09/2011 (GMT+7)
    st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
    Thời gian qua, mặc dù Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam (chuyên sản xuất men, có trụ sở tại xã La Ngà, huyện Định Quán) đã khắc phục việc gây ô nhiễm môi trường, nhưng người dân quanh khu vực vẫn thường xuyên phải hứng chịu mùi hôi thối từ nhà máy xử lý nước thải…
    Ngay khi bước chân đến ấp 4, xã La Ngà, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được, đó là mùi “đặc trưng” rất khó chịu bốc lên nồng nặc. Bà Nguyễn Thị Lý, ngụ ở nhà số 15/5, nơi cách khu xử lý nước thải của Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam (dưới đây gọi tắt là men Mauri) chừng 100m, bức xúc nói: “Người ở nơi khác đến đây, ngay lập tức phản ứng khi ngửi thấy mùi hôi thối. Còn chúng tôi, hàng ngày, hàng giờ, kể cả những lúc ăn cũng không thể “trốn” được không khí ô nhiễm!”.
    * Mệt mỏi vì môi trường hôi thối
    Nằm cách khu xử lý nước thải của Công ty men Mauri vài chục bước chân, nhà anh Hoàng Văn Tiếu, 53 tuổi dường như vắng lặng. Anh bảo, từ lâu con cháu trong gia đình đã chuyển đi nơi khác sinh sống, vì không thể chịu đựng thêm mùi hôi thối nhiều năm qua. Riêng vợ chồng anh buộc phải ở lại để trông nom vườn tược, nhà cửa. Thời gian ở lại đây, anh Tiếu luôn phải “đối phó” với mùi khó chịu bằng cách: buổi sáng thức dậy là phải đeo khẩu trang, nếu không phải bịt mũi gần như cả ngày. Nhưng giờ cơm là cực hình nhất, bởi chẳng bao giờ được ngon miệng, vì mùi “đặc trưng” luôn lấn át mùi thức ăn. Điều đáng nói là gần đây, sức khỏe anh Tiếu giảm sút thấy rõ vì phát hiện bị viêm gan, nên từ một người nặng 60kg nay chỉ còn 50kg. Anh Tiếu cho rằng, sức khỏe anh nhanh “xuống cấp”, cơ bản do môi trường sống, từ nước sinh hoạt và không khí bị ô nhiễm.
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!Nhà máy xử lý nước thải của Công ty men Mauri Việt Nam. Ảnh: T. Nguyên
    Đối diện với nhà anh Tiếu là bà Đinh Thị Điều, 61 tuổi. Gia đình bà Điều ngụ ở ấp 4, xã La Ngà đã hơn 26 năm. Bốn người con bà Điều có đến hàng chục cháu, nhưng hiện tại nhà bà ở không hề có bóng dáng trẻ con. Bà Điều chấp nhận để con cháu đi nơi khác ở, vì môi trường quá ô nhiễm. Đầu năm 2010 bà Điều phát hiện ung thư bao tử và tá tràng. Lâu nay dù cơ thể đã yếu đuối, nhưng thỉnh thoảng nhớ con cháu bà Điều mới gọi về chơi một lát, sau đó lại hối thúc bọn trẻ đi ngay. Giờ chỉ có hai vợ chồng già ở lại mảnh vườn nhỏ bên dòng sông La Ngà, nên khi nghĩ đến ngày “đi xa” của mình, bà Điều không khỏi rơi nước mắt, than: “Sống bên dòng sông hiền hòa này, lẽ ra mọi người phải được hưởng không khí trong lành, đằng này ai cũng muốn bỏ “trốn”. Tội cho mấy đứa nhỏ, chẳng gần gũi được với ông bà nhiều!”.
    * Bao giờ “xóm thối” hết ô nhiễm?
    Ngày 30-8-2011, báo cáo về kết quả khảo sát mẫu nước giếng của người dân ở ấp 6 xã La Ngà, Trung tâm Y tế dự phòng (Sở Y tế Đồng Nai), cho biết đều không đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5502: 2003/BTNMT và Quy chuẩn Việt Nam 01: 2009/BYT. Đáng chú ý là hai mẫu nước giếng của hộ gia đình ông Phạm Văn Thức và Đinh Văn Kháng có dấu hiệu nhiễm Asen (thạch tín, chất có thể gây ung thư). Riêng mẫu nước sông lấy tại lưu vực sông La Ngà, đoạn gần cửa xả nước thải của Công ty TNHH AB Mauri hầu hết không đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005/BKHCN, do hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn quy định là 1mg/lít, còn kết quả phân tích là 1,1 - 1,5mg/lít). Chính vì vậy, Trung tâm Y tế dự phòng khuyến cáo: nước giếng của các hộ dân ở ấp VI chỉ tạm sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nếu dùng vào ăn uống thì phải có hệ thống xử lý, lắng lọc đạt yêu cầu. Đối với hai trường hợp giếng nước bị nhiễm Asen, tuyệt đối không được sử dụng trong ăn uống.
    Tháng 7-2009, trước phản ứng gay gắt của nhân dân trong khu vực về việc Công ty men Mauri gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Định Quán thành lập tổ giám sát; đồng thời niêm phong các công đoạn sản xuất và những vị trí xả nước thải của đơn vị này vào hồ Trị An. 4 tháng sau, UBND tỉnh cho phép men Mauri sản xuất thử nghiệm lại với 30% công suất thiết kế, đồng thời cho xử lý 21.000 m3 nước thải tồn đọng trước đó. Tháng 5-2010, UBND tỉnh chấp thuận để doanh nghiệp này nâng công suất sản xuất lên 60% với nguyên liệu đầu vào là 60% mật rỉ và 40% đường. Đến tháng 11-2010, UBND tỉnh mới đồng ý cho công ty sản xuất men với 100% mật rỉ. Nhắc lại điều này để thấy rằng, quy trình sản xuất và hệ thống xử lý nước thải của Công ty men Mauri chưa có sự chuẩn bị thật hoàn thiện, kể cả sau khi đã bị tạm đình chỉ hoạt động.
    Báo cáo mới đây nhất của Thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường (TNMT) cho biết, qua quá trình giám sát, Sở TNMT nhận thấy Công ty men Mauri đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong sản xuất vẫn còn để xảy ra tình trạng bốc mùi hôi đặc trưng, phát sinh từ các công đoạn sản xuất và xử lý nước thải. Hiện tại, Công ty men Mauri đang nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng chưa thực hiện khắc phục triệt để. Ngoài ra, công ty chưa hoàn tất đề án bảo vệ môi trường; chưa được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước và chưa được Sở TNMT kiểm tra, đánh giá hiệu quả xử lý đối với các công trình xử lý môi trường...”. Đáng kể là kết quả giám sát khí thải do Tổng cục Môi trường và Cục Phòng chống tội phạm về môi trường phía Nam thực hiện, cho thấy chỉ tiêu CO, SO2 vượt quy chuẩn cho phép. Sau đó doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý khí thải, tuy nhiên chưa được Sở TNMT đánh giá hiệu quả.
    Như vậy, người dân “xóm thối” La Ngà vẫn tiếp tục phải “sống chung” với ô nhiễm - ít nhất là mùi đặc trưng hiện tại từ nhà máy và khu xử lý nước thải của Công ty men Mauri. Theo nhiều người dân ở khu vực ấp 4, họ chẳng biết phải chịu đựng cảnh này bao lâu nữa, bởi khiếu nại cũng nhiều, kêu ca cũng lắm, nhưng giải quyết dứt điểm thì chưa đến nơi đến chốn.

    - Ngày 19-2-2009, UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam về hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, số tiền xử phạt là 32 triệu đồng.
    - Ngày 27-1-2011, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam 180 triệu đồng, do quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định và thải khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép.
    - Ngày 8-2-2011, Thanh tra Tổng cục Môi trường tiến hành xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam với số tiền 60 triệu đồng về hành vi: xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn từ 2 đến dưới 5 lần cho phép.
    - Ngày 2-3-2011, UBND huyện Định Quán xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam về hành vi: không báo cáo Phòng TNMT nơi thực hiện dự án, trong trường hợp xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường khi triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường.






















    Tạ Nguyên
     
  2. nngtson Thành Viên Cấp 5

    Dân phản đối nhà máy gây ô nhiễm môi trường
    > Phạt tiền doanh nghiệp gây ô nhiễm
    TP - Khoảng 10 giờ sáng 30-10, hàng trăm người dân tại ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán (Đồng Nai) tập trung trước cổng nhà máy của Cty TNHH AB Mauri VN phản đối Cty này sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
    Những người tập trung che bạt ngồi trước cổng chính nhà máy và giăng nhiều băng rôn, biểu ngữ với các nội dung đề nghị Cty TNHH AB Mauri VN (Mauri VN, chuyên sản xuất men) chấm dứt gây ô nhiễm môi trường. Từ nhiều ngày qua xuất hiện mùi hôi từ nhà máy này phát tán ra khu dân cư quanh khu vực.
    Năm 2009, người dân cũng đã bao vây Cty Mauri VN suốt 5 ngày để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường. Sự việc sau đó được UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc giải quyết. Cty Mauri VN bị đình chỉ sản xuất trong 3 tháng để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và Cty đã cam kết nếu không giải quyết vấn đề ô nhiễm thì sẽ đóng cửa vĩnh viễn hoặc di dời đến nơi khác.
    Sau thời gian bị đình chỉ sản xuất, UBND tỉnh Đồng Nai đã đồng ý để doanh nghiệp này tiếp tục sản xuất với 80% công suất. Tháng 10-2011, lãnh đạo Cty đã có 2 buổi làm việc với UBND tỉnh. Tại các cuộc họp trên, doanh nghiệp đề xuất được hoạt động hết 100% công suất, vì cho rằng đơn vị đã hoàn thành hệ thống xử lý rác thải.
    Theo khảo sát mới đây của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, các mẫu nước giếng đào và giếng khoan của người dân xung quanh khu vực nhà máy đều không đạt tiêu chuẩn. Có 2 mẫu nước giếng có dấu hiệu nhiễm Asen (chất có thể gây ung thư). Riêng mẫu nước sông lấy tại lưu vực sông La Ngà, đoạn gần cửa xả nước thải của Cty hầu hết không đạt tiêu chuẩn do hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
     
  3. nngtson Thành Viên Cấp 5

    ng La Ngà đang “giãy chết”
    30/05/2011- Sài gòn tiếp thị
    ĐỒNG NAI
    SGTT.VN - Nếu ai đi dọc sông La Ngà sẽ nhìn thấy làng bè của hơn 500 hộ bây giờ buồn xơ xác: cá nuôi chưa đủ lớn để bán đã chết sạch, người dân nuôi cá bè bị lao đao do mắc nợ ngân hàng và nợ “tín dụng đen”. Công ty AB Mauri và công ty cổ phần mía đường La Ngà là “thủ phạm” gây ô nhiễm sông La Ngà.

    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!

    Cá chết nổi trắng bè trên sông La Ngà sau khi sự cố vỡ bồn rỉ mật của công ty cổ phần mía đường La Ngà. Theo cư dân địa phương, đây không phải là lần đầu tiên sông La Ngà bị ô nhiễm và chất thải của công ty men AB Mauri La Ngà thậm chí còn độc hại hơn. Ảnh: Kim Vũ

    Vụ việc xảy ra gần đây là sự cố vỡ bồn rỉ mật của công ty cổ phần mía đường La Ngà vào ngày 13.4.2011 khiến cả trăm tấn rỉ mật chảy xuống sông, làm cho cá bè, cá sông chết phơi bụng hàng loạt. Hậu quả của vụ này khiến cho hợp tác xã Phước Lộc và các hộ dân nuôi bè, đánh bắt cá ở lòng hồ Trị An bị thiệt hại nặng. Bà Lê Thị Hải, chủ tịch hợp tác xã Phước Lộc cho biết, người nuôi cá bè phải dừng lại việc thả bổ sung lứa cá non cho lòng hồ vì lo sợ cá không sống nổi với nước ô nhiễm. “Người dân không thể nuôi hay đánh bắt, hợp tác xã không có cá để thu mua. Không có cá thì dân nợ, hợp tác xã lỗ. Chúng tôi biết kêu ai bây giờ?”, bà Hải buồn rầu.
    Ông Nguyễn Mạnh Siêu, người chăn bò nhiều năm ở bãi cỏ sát sông La Ngà, gần họng xả hai công ty nêu trên cho biết: “Họng xả thải có mùi hôi thối và dễ buồn nôn là của công ty men (công ty AB Mauri – PV), có mùi mật là của công ty mía đường. Nước thải mía đường có màu nâu vàng, đậm đặc, còn nước thải của công ty men có lúc đen đặc, lúc lờ nhờ như nước vo gạo”. Theo cư dân địa phương, người dân đào giếng để tắm rửa, chứ không dám dùng nước giếng để nấu thức ăn, nước uống vì sợ nhiễm bệnh.
    Tiếp xúc với người dân tại hai xã Phú Ngọc và La Ngà, chúng tôi ghi nhận một ý kiến chung: UBND tỉnh Đồng Nai cho di dời hai nhà máy này đi nơi khác, hoặc người dân phải đi nơi khác! Do quá bức xúc trước việc hai công ty nêu trên đã xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, đã có không dưới hai lần nhà máy men Mauri bị người dân bao vây để đòi chấm dứt xả thải. Vào những ngày mưa lớn và các đợt thuỷ triều lên, sau khi thấy nước thải xả ra từ các công ty này bốc mùi hôi thối gây chết cá, người dân đã gọi điện thoại bàn lẫn điện thoại di động của những người có trách nhiệm của chính quyền xã, huyện, thế nhưng, chẳng có ai bắt máy. Cuối cùng, người dân buộc phải gọi điện cho phòng cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (PC49) tỉnh Đồng Nai thì cán bộ địa phương mới xuất hiện. Tuy nhiên, thay vì các cán bộ địa phương đến các họng xả nước thải lập biên bản và lấy mẫu để đem đi kiểm định như yêu cầu của người dân, họ lại đi thẳng vào trong công ty làm việc, sau đó… âm thầm ra về. Điều đáng chú ý là, chính quyền địa phương đã lập ra tổ giám sát việc xả thải gây ô nhiễm của hai công ty này, gồm ba người, nhưng hai trong ba người ấy lại có người thân làm trong công ty gây ô nhiễm.
    Mai Quốc Ấn

    Cả công ty AB Mauri lẫn công ty cổ phần mía đường La Ngà đều đã nhận được những biên bản phạt nóng, phạt nguội khá nhiều lần vì gây ô nhiễm môi trường. Năm 2009, hai công ty này từng phải đền bù cho dân làng bè vì gây chết cá bằng nước thải do họ xả ra nhưng chưa qua xử lý. Đến tháng 5.2011, công ty cổ phần mía đường La Ngà phải đền bù cho dân làng bè gần 90 tấn cá bị chết vì sự cố vỡ bồn rỉ mật, còn AB Mauri La Ngà bị cục cảnh sát Phòng chống tội phạm môi trường khu vực phía Nam (C49B) phạt 180 triệu đồng đối với hai hành vi: vi phạm về thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
     
  4. nngtson Thành Viên Cấp 5

    anh em hãy bình luận về chủ đề này nha, tại sao những nơi ô nhiễm môi trường nặng như vậy mà giới chức trách vẫn chưa lên tiếng
     
  5. nngtson Thành Viên Cấp 5

    Hơn 400 người dân phản đối công ty gây ô nhiễm

    (PL)- Sáng 30-10, hơn 400 người dân tại ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán (Đồng Nai) đã mang theo nhiều biểu ngữ tập trung trước cổng Công ty TNHH AB Mauri VN (chuyên sản xuất men thực phẩm) để phản đối công ty gây ô nhiễm môi trường.

    Lãnh đạo Công ty Mauri không có động thái nào. Huyện Định Quán đã huy động lực lượng công an đến bảo vệ an ninh trật tự. Đây là lần thứ hai người dân ở ấp 4 tập trung trước cổng Công ty Mauri phản đối việc gây ô nhiễm môi trường. Trong tháng 10-2011, lãnh đạo công ty đã có hai buổi làm việc với UBND tỉnh và đã hứa hoàn thành hệ thống xử lý rác thải
    Được biết từ năm 2009 đến nay, Công ty Mauri đã bị các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai xử phạt bốn lần với số tiền hàng trăm triệu đồng về các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Theo khảo sát mới đây của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai, các mẫu nước giếng đào và giếng khoan lấy của người dân xung quanh khu vực nhà máy đều không đạt tiêu chuẩn. Có hai mẫu nước giếng có dấu hiệu nhiễm asen (thạch tín, chất có thể gây ung thư). Đa số dân trong ấp mắc các bệnh như ngứa, viêm xoang, đau đầu. Đặc biệt, số người bị ung thư gia tăng đột biến. Riêng tháng 4-2010 có tới sáu người chết vì ung thư.
    NGUYÊN LỘC


     
  6. trongnghia1902 Thành Viên Kim Cương

    Gần nhà mình,nhưng may là vẫn đủ khoảng cách trốn mùi và ô nhiễm!
     
  7. huuphuoc888 Thành Viên Cấp 3

    cái này là giết môi trường rồi. Trảm thôi
     
  8. miphuong Thành Viên Cấp 4

    lên tiếng ư, đây là vn cơ mà. ăn nó phểnh bụng rồi
     
  9. ky_kisken Thành Viên Cấp 5

    Có tiền nhét vào miệng rồi thì nói chi nữa “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!
     
  10. nngtson Thành Viên Cấp 5

    mấy bữa nay mình cũng thấy có rất nhiều nhà báo, nhà đài về, nhưng vẩn chua thấy bài báo nào lên tiếng chỉ trích nhiều. Dân người ta biểu tình cả 500 người tập trung rất nhiều tại cổng công ty tại qlo 20. thế nhưng vẫn chưa có kết quả j khả quan. hiện tại nhà máy vẫn chạy hết công suất ko có dấu hiệu ngưng hoạt động.
    Công an cơ động được huy động 2 xe lên cả trăm người với đồ đặc chủng, nhưng chỉ đề dàn bảo vệ chứ ko bắt họ ngưng sx. Thậm chí đêm khuya công an tịch thu hết cờ khẩu hiệu và rạp che của dân.

    ko biết chính quyền các cấp có ý kiến mạnh ko chứ ô nhiễm quá sống ko nổi,
    thực tại nguồn nước và không khí ô nhiễm rất nặng. nước ngầm hầu như k sử dụng được. còn không khí thì thối kinh khủng
     
  11. nngtson Thành Viên Cấp 5

    một loạt phóng sự được đăng

    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!
    Cá chết hàng loạt do nước thải từ công ty La Ngà


    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 1


    Hệ thống xả nước thải của công ty Men Mauri La Ngà đổ ra Hồ Trị An. (Nguồn: NLĐ)

    Cả trăm người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã tụ tập trước cổng Công ty men thực phẩm Mauri -La Ngà chiều ngày 1/6 để phản đối công ty này gây ô nhiễm môi trường.
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 2Người dân phản đối trước cổng công ty. Ảnh: Nguyên Ngọc.Người dân ở xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai đã giăng chữ, kèm theo bằng chứng là những chai nước đen ngòm được múc lên từ họng xả nhà máy công ty gây ô nhiễm và đòi nhà chức trách trả lại môi trường trong sạch cho người dân.
    Theo người dân, công ty men thực phẩm Mauri - La Ngà liên tục xả thải, gây hôi thối làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đến 17h cùng ngày, sau khi các cơ quan chức năng có mặt can thiệp và đại diện công ty đứng ra cam kết trong vòng hai ngày tới sẽ khắc phục người dân đã trở về.
    Theo Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai, Công ty men thực phẩm Mauri -La Ngà từng bị xử phạt nhiều lần về hành vi gây ô nhiễm và nằm trong danh sách bị đình chỉ. Trong quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã đồng ý cho công ty này hoạt động 40% công suất nhà máy và gia hạn đến 30/7 phải hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường. Nhưng khi công ty hoạt động trở lại, đã tiếp tục gây ô nhiễm nên người dân bức xúc phản ứng.
    Nguyên Ngọc

    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 3

    Nước thải của Công ty TNHH AB Mauri đã nhiều lần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 4

    Nước thải của Công ty TNHH AB Mauri đã nhiều lần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 5

    Nước thải của Công ty TNHH AB Mauri đã nhiều lần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 6

    Nước thải của Công ty TNHH AB Mauri đã nhiều lần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 7

    Nước thải của Công ty TNHH AB Mauri đã nhiều lần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
     
  12. nngtson Thành Viên Cấp 5

    Hàng chục tấn cá chết trắng sông La Ngà
    Theo người dân, thực tế có tới 100 tấn cá bị chết, thiệt hại ước tính 10 tỉ đồng.
    Rạng sáng 15-4, hồ chứa rỉ mật của Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà (Đồng Nai) bị vỡ. Đây thật sự là một thảm họa đối với hơn 70 hộ dân nuôi cá bè trên sông La Ngà đoạn chảy qua hai xã La Ngà, Phú Ngọc (huyện Định Quán).
    Cá chết nổi trắng sông
    Lúc 2 giờ ngày 15-4, làng cá bè trên sông La Ngà trở nên náo động khi người dân chứng kiến cá chết nổi lềnh bềnh trên cả một đoạn sông gần 3 km. Cả một khúc sông đỏ quạch, ngầu bọt; mùi hôi thối, vị rỉ đường đặc trưng xộc lên đến ngạt thở. Người dân làng bè tất tả kéo bè cá chạy xuống đoạn sông chưa bị nước thải làm ô nhiễm mong cứu đàn cá nhưng đã muộn.
    Theo ghi nhận, đến chiều 15-4 có gần 60 hộ bị ảnh hưởng bởi sự cố này, trong đó có 50 hộ gần như chết sạch đàn cá (hầu hết là cá điêu hồng và cá lăng, cá chép…). Nhiều người ngậm ngùi chở từng ghe cá chết vừa vớt đi bán với giá 3.000-4.000 đồng/kg, trong khi nếu cá sống họ có thể bán với giá gấp 10 lần.
    “Chúng tôi không biết là vỡ hồ chứa nước thải hay công ty mía đường xả thải nhưng đây không phải là lần đầu xảy ra sự cố. Trong các năm 2008 và 2010, chúng tôi cũng bị chết hàng trăm tấn cá nhưng công ty không hề bồi thường mà chỉ hỗ trợ vài triệu đồng. Hiện đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, tỉnh đã lập biên bản nhưng tôi thấy họ kiểm tra rất qua loa, nhiều hộ không được đưa vào danh sách thiệt hại. Họ cũng không vô đến đoạn sông gần miệng cống mà nước thải xả ra” - ông Nguyễn Văn Thiêm, có gần 6 tấn cá các loại bị chết, phản ánh.
    “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!
    Cá bè chết hàng loạt sau sự cố nước rỉ mật của Công ty Mía đường La Ngà tràn ra sông La Ngà.Ảnh: N.ĐỨC
    Theo các hộ dân ước tính, đã có hơn 100 tấn cá bị chết, tổng thiệt hại lên tới gần 10 tỉ đồng. Thiệt hại nặng nhất là nhà ông Trần Văn Chinh với gần 50 tấn cá bị chết ngay lập tức. Dù gia đình ông Chinh cố gắng đưa các bè cá đến thượng lưu sông La Ngà để cứu nhưng hiện số cá ít ỏi còn lại cũng bị nổ mắt, lờ đờ.
    “Chỉ là sự cố ngoài ý muốn”
    Chiều 15-4, ông Trần Văn Ngà, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà, cho rằng đây là sự cố ngoài ý muốn. “Do hồ chứa bị vỡ nên một lượng rỉ mật đã chảy ra sông La Ngà. Chúng tôi có báo cho người dân biết nhưng do nước sông cạn quá, lượng rỉ mật không hòa tan được. Đến rạng sáng 15-4, có một trận gió ngược nên lượng rỉ đường tràn về hướng các bè cá” - ông Ngà lý giải.
    Về con số thiệt hại, ông Ngà cho biết công ty đã cùng đoàn kiểm tra liên ngành thống kê và bước đầu xác định có hơn 37 tấn cá bị chết (chênh lệch quá xa so với thống kê của người dân). Ông Ngà giải thích: “Con số người dân phản ánh chưa đúng. Chúng tôi đi kê khai rất khách quan, có mặt cả đoàn kiểm tra. Để xảy ra cá chết là lỗi của công ty nhưng việc bồi thường thế nào thì phải kiểm kê chính xác rồi mới đưa ra bàn bạc trong hội đồng quản trị và với địa phương”.
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, tính đến chiều 15-4, hai thương lái mua cá chết của các hộ dân nhiều nhất là bà Nguyễn Thị Lùm và bà Nguyễn Kim Thanh. Hai bà cho biết đã mua lại từ các hộ dân hơn 60 tấn cá chết. Ngoài ra còn có nhiều thương lái đến mua mỗi người vài tấn, chưa kể một số hộ dân tự thuê xe chở cá đi các tỉnh bán để vớt vát ít vốn. Đến chiều cùng ngày, giá cá chết chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg.
    Làng cá nhiều lần bị thiệt hại do xả thải
    Theo các hộ dân trong làng cá bè, vào ngày 18-1 và ngày 15-3-2007, hàng chục tấn cá của họ đã bị chết do ô nhiễm. Tiếp đến, ngày 5-3 và ngày 1-4-2008 đã có 236 tấn cá chết do ô nhiễm nguồn nước. Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai xác định các công ty gây ô nhiễm là Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam và Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà. Tuy nhiên, mức bồi thường, hỗ trợ của hai công ty này rất thấp so với thiệt hại của dân.
    ________________________________________________
    Công ty Mía đường La Ngà phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân, đồng thời có biện pháp hạn chế ngay những tác động xấu từ việc nước rỉ mật chảy ra môi trường. UBND tỉnh sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
    Ông AO VĂN THINH,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
    Chúng tôi mới nhận được thông tin này do báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh, chưa thấy địa phương báo lên. Phòng sẽ cử cán bộ xuống hiện trường lấy mẫu nước để làm rõ nguyên nhân. Chúng tôi cũng sẽ đưa vụ việc này vào chương trình kiểm tra, giám sát mức độ gây ô nhiễm của các công ty do UBND tỉnh chủ trì.
    Trung tá TRẦN THỊ NGỌC THUẬN,Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Nai
    Chiều 15-4, huyện đã làm việc với Công ty La Ngà. Công ty này hứa sẽ bồi thường 100% thiệt hại cho dân sau khi kiểm kê chính xác thiệt hại. Hiện việc thống kê đang được huyện và công ty phối hợp triển khai. Mức bồi thường thiệt hại sẽ được thỏa thuận sau.
    NGUYỄN THỊ THANH YÊN,Chủ tịch UBND huyện Định Quán, Đồng Nai
    NGUYỄN ĐỨC


     
  13. nngtson Thành Viên Cấp 5

    mong anh em ủng hộ và có bài viết thêm về vấn nạn ô nhiễm môi trường, không nên để con sâu làm rầu nồi canh. Trong thực trạng nhà nước kêu gọi bảo vệ môi trường mà jo có cty làm ô nhiễm nặng vậy mà chính quyền ko hiểu hay sao....chỉ có nhân dân là khổ
     
  14. xuống đó mà làm cs môi trường thì ôi giàu to chắc luôn!
     
  15. so_sick Thành Viên Cấp 3

    hủy diệt môi trường tàn nhẫn quá
     
  16. onlyhuman Thành Viên Cấp 1

    Hix, còn gì là quê hương thân yêu nữa......
     
  17. zjn_zjn Thành Viên Mới

    ở lẻ 4 màk lâu lâu chạy wa thấy đôg zui v.....k pek ng dân mình dẹp dc chuyện này hôk ta....hôi khủg khiếp........“Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi!thúi wá “Xóm thối” La Ngà vẫn... nặng mùi! - 1)))))))
     

Chia sẻ trang này