Tìm kiếm bài viết theo id

Chó - TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

Thảo luận trong 'Thú Cưng - Thú Nuôi' bắt đầu bởi cpq, 24/4/14.

ID Topic : 7322590
Ngày đăng:
24/4/14 lúc 10:43
  1. cpq Banned

    Tham gia ngày:
    24/4/14
    Tuổi tham gia:
    10
    Bài viết:
    4,994
    TP.HCM - Phối giống chó Phú Quốc ( có giấy & không giấy VKA )

    Màu : Vện
    Chiều cao : 56,5 cm
    Cân nặng : 21 kg
    Tuổi : 23 tháng

    Các bạn có nhu cầu phối giống & mua chó Phú Quốc con xin liên hệ :
    Mr Hải : 01237 213 007

    Facebook : https://www.facebook.com/cpqven


    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 1

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 2

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 3

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 4

    Phối với cái vện
    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 5
    Bầy 1 xoáy 100%


    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 6

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 7

    Phối với cái đen
    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 8

    Bầy 2 xoáy 100%


    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 9
    Hình chó mẹ - trước khi sanh.
    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 10Nguồn : https://www.facebook.com/dogsinvietnam.vn?fref=nf

    Đây là 1 bài viết trước đây do tác giả tribm (Bùi Minh Trí?) đăng lên trang Vietpet khoảng thời gian 2006-2007. Bài viết nói về chó Phú Quốc và đề cập đến chuyện "bàn chân vịt" theo cách diễn giải thực tế của người dân đảo. Nếu như những ai hiểu về đi săn và hiểu về con CPQ thì đây là 1 cách giải thích rất hợp lý khi nói về đặc điểm "bàn chân vịt"


    PHÚ QUỐC, NGÀN SAO VÀ BÀN CHÂN VỊT!

    Chó Phú Quốc Cách đây chừng khoảng sáu năm, tôi có dịp được ra đảo PQ. Trước đó tôi đã nuôi chó PQ nên đợt ra này tôi muốn tuyển thêm một em nữa, nhân tiện sẽ tìm hiểu thêm một số đặc điểm của loài chó này. Đoàn chúng tôi được đặt chỗ trước tại một khách sạn vùng ven có cái tên rất thơ mộng: “Ngàn Sao”. Đây là một khách sạn thuộc loại “thường thường bậc trung” với năm sáu dãy phòng trệt kéo dài, khách khứa có vẻ thưa nhưng được cái khách sạn này có khuôn viên rất rộng, bài trí đẹp, yên tĩnh, nằm ngay trên bờ biển đúng với cái tên “ngàn sao” quyến rũ. Buổi tối thì thật là yên tĩnh và thơ mộng. Khi bước chân xuống tới khách sạn, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi làm tôi có cảm giác như về được nhà mình là…CHÓ, nghĩ lại thật buồn cười, mình lại có cảm giác như Tôn Ngộ Không về lại Hoa Quả Sơn sau khi bị thầy Đường Tăng đuổi đi. Âu cũng là tâm trạng của người chơi chó mà đã xa chúng trong mấy ngày.
    Cả một đàn chó, ngay lúc đó không dưới 10 con chạy ra tiếp đón, chúng không vồn vã lắm giống như các cô chủ mặc áo dài của chúng nhưng rõ ràng là không có nét gì dận giữ cả, chỉ sủa một hai tiếng lấy lệ sau đó cứ luẩn quẩn xung quanh chúng tôi. Một số người trong đoàn có vẻ ái ngại. Riêng tôi thấy thật là vui và ấm cúng. Sau khi nhận phòng, tôi lập tức quay trở ra khu lễ tân để làm quen với lũ chó và mấy người làm ở đây. Hỏi chuyện mọi người được biết ở đây ông chủ cũng rất yêu chó, cả đàn có khoảng 30 con, chúng nằm rải rác khắp các nơi trong khuôn viên khách sạn và ngoài bờ biển. Tôi hỏi chúng có dữ không? mọi người nói “hiền khô à” anh cứ đi thoải mái chẳng có con nào cắn sủa gì đâu, nhưng ban đêm thì đố anh mang được thứ gì ra khỏi khách sạn này. Qủa thực là như vậy chúng rất hiền, nhưng chỉ hiền thôi mặc dù chơi với chúng một lúc lâu vuốt ve này nọ nhưng con mắt chúng vẫn ánh lên những nét nghi ngờ dò xét khó hiểu. Buổi tối mọi người chơi ngoài bãi biển, có một đoàn khác là các nữ sinh bản địa được mời tới giao lưu đốt lửa trại hát hò và chơi các trò chơi ngoài đó. Tôi để ý đàn chó chẳng sủa tiếng nào chắc là chúng đã quá quen với những cảnh sinh hoạt này. Khuya, khi mọi người đã về hết tôi bắt đầu đi dạo ngoài bãi biển và làm cuộc thử nghiệm của mình. Lạ thật có mấy con chó lập tức nhổm dậy, chúng không đi theo tôi mà bắt đầu lòng dòng đi dọc theo bãi, đầu hướng về tôi, tôi đứng lại chúng cũng đứng lại ngó lơ đi chỗ khác, tôi biết tỏng chúng đang theo dõi tôi.. tôi đi ngược đi xuôi chúng cũng đi ngược đi xuôi, nhưng chưa có có con nào sủa cả. Tôi trở về phòng. Chừng 2 giờ khuya, lúc này là rất yên tĩnh, mọi người hình như đã ngủ cả, tôi mở cửa bước ra khỏi phòng, cố ý đi thật nhẹ, được mấy bước, mới ra khỏi hành lang thì một em từ đằng xa đứng ngay dậy sủa một tràng, rõ ràng là một tràng báo động: cổ ngẩng cao, sủa một tràng dài ra xung quanh giống như động tác alô của thời kỳ bao cấp, 3 em khác ngay lập tức đứng dậy. Lúc này trông chúng nhanh nhẹn làm sao khác hẳn với ban ngày. Tôi hướng ra phía bãi biển, cả 4 chú chó đã sủa dữ dội, người bảo vệ xuất hiện khuyên tôi không nên ra ngoài đó vì khuya quá rồi, nhưng cuối cùng tôi vẫn đi. Mấy con chó khác bắt đầu lên tiếng và lạ kỳ thay mấy con chó cũ không theo tôi nữa mà quay trở lại chỗ chúng vừa đi cứ y như chúng đã làm xong công việc bàn giao vậy! Càng ra phía này đàn chó càng đông hơn và dữ hơn chúng bao vây rất gần và sủa dữ dội, nhưng vốn là người nuôi chó nên tôi biết chúng chưa thể cắn tôi được, tôi tiếp tục đi chừng 50 m nữa thì đột nhiên một con chó đực từ phía trước chạy tới, chắc đây là con chó bảo vệ vòng ngoài cùng, nó lao tới đứng khựng lại, chạng chân ngay trước mặt tôi, tôi bước thêm nửa bước nó cũng dấn thêm một chút vừa sủa, giọng rít lên, vừa nhe răng rất đáng sợ. Các con khác lần lượt xếp thành cung tròn phía trước. Tôi quan sát dưới ánh sáng lờ mờ của các ngọn đèn trong khách sạn hắt ra, con này chắc là con đầu đàn, màu vàng sậm, đuôi nó chĩa cứng nhếch sang một bên, phần nửa trước thân hạ thấp xuống, tôi tìm cách né nó để bước tiếp nhưng cũng không được. Tôi nghĩ đã đến giới hạn nguy hiểm, nếu tôi bước tiếp nó sẽ “xực” tôi một miếng và cả đàn sẽ alôxô ngay. Tôi quay lại, và lạ thay chỉ năm ba bước chân là không còn một con nào sủa nữa, các chú chó đã lục tục trở về chỗ cũ, chỉ còn vài ba con là tiếp tục đi theo tôi. Vì muốn thử nghiệm nên đi một đoạn tôi lại quay lại có nghĩa là lại theo lối ra khỏi khu vực bờ biển của khách sạn, ngay lập tức đàn chó cũng quay ra lần này giọng sủa của chúng vừa bực tức có vẻ pha lẫn ngạc nhiên...Tôi kết thúc trò chơi ở đây trở về phòng ngủ, dọc đường tôi thầm nghĩ “ bọn này khôn thật”, như vậy là chúng không cho ra mà trở về thì được, nếu là chó ta chắc chúng còn sủa râm ran cả tiếng. Khi đi ngang qua chỗ người bảo vệ ông bảo tôi: Tôi đã bảo với chú rồi, chó sủa dữ lắm chú không ra được đâu, đấy là chú đi tay không đấy, nếu chú mang đồ trong khách sạn ra thì còn ghê nữa !
    Tôi chẳng cần phải thử nghiệm xem “ghê nữa” là như thế nào, như vậy là đã đủ.
    Ngày hôm sau tôi có dịp nói chuyện với ông chủ khách sạn, trong câu chuyện tôi hỏi ông về lũ chó, ông cho hay chó ở đây ban ngày rất hiền với khách, chỉ khi đêm xuống thì rất dữ, không ai vào được cũng không ai ra được, muốn ra phải có người dẫn đi. Tôi ngỏ ý muốn mua một vài con chó con vì buổi chiều tôi có thấy hai đàn chó con ở khu vực phía nhà bếp nhưng ông từ chối, ông bảo ở đây người ta không bán chó đâu, chỉ cho hoặc tặng nhau thôi. Tôi hỏi ông về con chó mà tôi cho là đầu đàn hôm qua, ông bảo con này rất dữ nhưng không phải là con đầu đàn, con đầu đàn là một con chó to hơn nhưng toàn thân bị ghẻ, quả đúng như vậy có một con chó đực rất to bị xì mâu toàn thân không một sợi lông nhưng vẫn toát vẻ hùng dũng và oai vệ. Tuy chưa ưng ý lắm nhưng tôi nghĩ đàn chó này cũng khá đẹp và to con do ăn uống đầy đủ còn ở ngoài dân chắc không được như vậy.
    Tôi hỏi ông về bàn chân vịt nhưng ông không biết, ông bảo không để ý tới, miễn chó khôn là được.
    Mấy ngày sau tôi vẫn chưa lùng mua được con chó nào cả, phần vì mấy chỗ người ta chỉ cho tôi đến không chọn được con ưng ý, phần vì trong các nhà dân hỏi mua chó là rất khó, người ta không có tục lệ bán chó nên hỏi rất kỳ. Riêng điểm này tôi thấy người dân nông thôn Nam bộ văn minh hơn thành thị chúng ta nhiều! Ngày hôm sau nữa có một cậu làm trong khách sạn thấy tôi mải mê với việc mua chó mà vẫn chưa mua được nên nhận lời chở tôi lùng bằng được một con chó ưng ý, cậu ta bảo phải vào tận trong rừng chú ạ, trong đó mới có những con PQ khôn. Tôi theo cậu ta qua 5 lần hỏi các nhà có chó con và hỏi đường đi chúng tôi đến được một gia đình nằm sâu trong rừng cách khách sạn tôi ở chừng 15Km nhưng đường chim bay thì có lẽ không tới vì phải đi lòng vòng đường rừng rất lâu. Và sau đây là câu chuyện giữa chúng tôi và chị chủ nhà:
    - Chào chị, tụi em ở ngoài ấy vào, nghe mấy người giới thiệu nhà chị có đàn chó con, em dẫn ông này sang tính hỏi chị mua về bên Rạch Gía nuôi. Cậu xe ôm giới thiệu.

    - Vậy hả… ai chỉ tới đây? Chị ta hỏi nhát gừng, có vẻ không mặn mòi với chuyện mua bán lắm.
    Cậu xe ôm sau một hồi giải thích để cho chị chủ nhà hiểu, lúc này chị chủ nhà có vẻ cởi mở hơn, đàn chó nhà chị cũng thôi không sủa nữa. Tôi có điều kiện quan sát chúng, có hai đàn chó con rất nhanh nhẹn và hai con chó mẹ, một con màu đen tuyền, một con màu đen hung, đang nuôi con nhưng nói chung là đẹp.
    - Còn hai con chó đực nữa, màu vàng, nhưng đang đi ăn. Chị ta giới thiệu
    Chưa dứt lời thì hai con chó đực từ ngoài chạy xộc vào, vừa chạy vừa sủa, chị chủ nhà đứng dậy quát chúng nhưng chúng cũng không im hẳn, có vẻ như chúng vừa đi kiếm ăn đâu vè người ngợm bẩn thỉu. Tôi vừa xem đàn chó con vừa quan sát hai con chó đực, một con rất đẹp tai dựng theo kiểu tai hươu, cao, có bộ khung vuông vức, con còn lại tai hơi bị cụp nên tôi không để ý lắm.

    - Uả, em nghe nói chó PQ có chân vịt mà sao không thấy chị nhỉ. Tôi ướm hỏi vì tôi nghĩ rằng đây là đàn chó rặt.
    - Chân vịt cái gì, nó xòe chân ra thì người ta nói là chân vịt, chứ chó mà… vịt cái gì mà vịt. Chị chủ nhà buông một câu, hình như chị ta cũng biết về chân vịt, tôi mừng thầm.
    - Vậy hả chị, em có thấy mấy con này có con nào xòe chân ra đâu? Tôi hỏi tiếp.
    - Ở nhà nó không xòe ra đâu, đi ăn nó mới xòe chân ra. Chị chủ nhà trả lời nhát gừng.

    - Vậy chị không cho nó ăn hả?
    - Trời ơi, người không có ăn nói gì chó…Lâu lâu mới cho nó ăn một lần… còn đâu,… nó đi ra ngoài rẫy ngoài rừng kiếm ăn.
    Tôi ngẩng đầu nhìn quanh căn nhà nghèo nàn, có lẽ chị ta nói đúng.
    - Thế nó kiếm ăn gì ngoài đó hả chị. Tôi tiếp tục hỏi.
    - Thì nó kiếm được con gì ăn con đó, chuột này, rắn này, sóc này…chị ta kể.
    - Hôm rồi tụi nó còn kiếm được một con cáo. Anh chồng từ nãy giờ nằm trên võng thấy chúng tôi nói chuyện cũng bắt đầu ngồi dậy góp chuyện bằng một giọng rất nặng. Đấy là một người đàn ông gầy gò ốm yếu, chắc mới đi làm về nên có vẻ mệt mỏi.

    - Ổng là người Miên, chị chủ nhà giới thiệu về chồng mình. - Chó ở đây bắt được cáo hoài, chị tiếp tục như khẳng định lại lời nói của người chồng.
    - Vậy nó đi kiếm ăn nó xòe chân ra làm gì hả chị? Tôi quay trở lại vấn đề cần hỏi.
    - À,à ….như sực nhớ ra cái chân xòe tôi đang hỏi, chị chủ nhà bắt đầu kể: Chó ở đây cái gì nó cũng ăn, nó kiếm ăn trong rừng và mấy cái bãi lầy sâu trong ấy, nó tìm mấy con nhái, con ếch gì đó, cả cá nữa. Khi đi ra đó nó xòe chân ra.
    - À… vậy hả…một tia sáng lóe trong đầu tôi, hình như tôi đã hiểu hết, tuy vậy tôi vẫn hỏi chị theo quán tính:
    - Nhưng nó xòe chân làm gì?
    - Trời ơi… vậy mà cũng hỏi, nó xòe chân ra cho nó dễ đi, khỏi bị lún sình. Nói rồi chị ta xòe 5 ngón tay ra –Nó xòe như vậy nè!

    Phải mất mấy phút sau tôi mới tiếp tục câu chuyện với chị chủ nhà được phần vì tôi đang bất ngờ trước câu trả lời của chị, vả lại chị cũng đã quay sang giới thiệu mật ong rừng với cậu lái xe…
    Tôi hỏi chị:
    - Em nghe nói chó PQ bơi giỏi lắm phải không chị?
    - Không biết, chỉ thấy nó lội giỏi thôi.

    Tôi hiểu ý chị muốn nói nó lội trong các bãi lầy, vũng nước.
    Cám ơn chị chủ nhà PQ, tôi bắt của chị một em màu vàng lửa gần ba tháng tuổi, muốn bắt thêm một con nữa cho anh bạn cùng đoàn nhưng anh chồng không muốn bán.
    Chúng tôi ra về, trên đoạn đường rừng xe lại hết xăng, phải dắt bộ, mãi sau gặp được một cô gái đi xe máy ngược chiều, cậu lái xe ôm vẫy tay dừng lại đưa tiền nhờ cô đi mua xăng, hơn 30 phút sau cô quay lại với một can xăng đầy hai lít. Cám ơn người dân PQ thật thà tốt bụng!
    Lại nói về con PQ tôi mua, khi về khách sạn ai cũng đổ ra xem, từ khách cho tới nhân viên ai cũng đòi bế nó và ai cũng bảo con chó này đẹp thật, tôi đi đâu mọi người cũng tranh nhau giữ hộ, ông chủ khách sạn cũng ra xem, ông ta khuyên tôi một câu: “Chú thương nó thì đừng cho nó ăn ngon”, chỉ vậy thôi nhưng tôi hiểu ông là người tốt.
    Con PQ này sau tôi nuôi rất thuận lợi, hay ăn chóng lớn, tội nghiệp cái gì nó cũng ăn. Khi được khoảng chừng 5,6 tháng tuổi, nó nghịch và phá lắm chuyên bới đất. Tôi đặt tên nó là Jên để tưởng nhớ về một cuốn truyện Jên-erơ. Một hôm tôi đang tưới cây phía trước hiên nhà, Jên thì đang nghịch một vật gì đó tôi không nhớ nữa. Vì tưới cây nên đọng lại một vũng nước, cái vật Jên đang chơi rơi xuống đó, nó nhảy từ trên xuống, đúng lúc tôi quay lại, Jên chần chừ rồi bỗng chốc nó xòe hai chân trước ra, bước xuống vũng nước cắp cái vật đó lên. Hai bàn chân nó tôi nhìn rõ mồn một, thật là lạ, các ngón chân bình thường khum lên, nay nó duỗi thẳng ra, xòe hết các màng ra rất rộng y như bàn chân vịt.
    Ba tháng sau, khi tôi ở xa vợ tôi báo tin: “vừa mới thả Jên ra một phút… mà… nó… đi… đâu… không …về… nữa…”
    Tôi an ủi vợ: “Vậy là nó nhớ Đảo quá..!” hay có thể ai đó đã dắt nó đi tìm tôi, người chủ yêu thương và vẫn luôn nhớ nó………
    Trên đây là câu chuyện về Jên, tôi xin lấy tựa đề “Phú Quốc, Ngàn sao và bàn chân vịt” hầu chuyện cùng các bạn yêu mến chó PQ.
     
  2. hoanguyen_mr Thành Viên Cấp 1

    chào anh! hiện nhà có 1 em chó PQ cái tơ, cũng muốn đem đi phối giống,nhưng vì không biết cách phối thế nào, anh có thể giúp đỡ tư vấn, cho biết dấu hiệu khi nào có thể mang chó đến được. Chó nhà hiện gần 8 tháng tuổi. Xin cám ơn
     
  3. cpq Banned

    " chào anh! hiện nhà có 1 em chó PQ cái tơ, cũng muốn đem đi phối giống,nhưng vì không biết cách phối thế nào, anh có thể giúp đỡ tư vấn, cho biết dấu hiệu khi nào có thể mang chó đến được. Chó nhà hiện gần 8 tháng tuổi. Xin cám ơn "

    qua facebook cua tui noi chuyen......Thank
     
  4. cpq Banned

    Cám ơn bạn !
     
  5. mua vui di ban Thành Viên Cấp 1

  6. mua vui di ban Thành Viên Cấp 1

  7. Xem thêm bình luận
  8. cpq Banned

    Cám ơn bạn nha !

    Các Bạn ơi 5giay.vn đã đổi cách úp đưa chủ đề lên top rồi, cách úp cũ không đưa topic lên top nữa.

    Cách ÚP mới và để lại link khi UP cho người khác trả lễ. Mình hướng dẫn nhanh nhé.

    1. Copy link topic của bạn cần người khác trả lễ.

    2. Vào topic cần up, di chuyển chuột đến nút UP ( Ô VUÔNG UP CHỦ ĐỀ MÀU XANH LÁ CÂY ), sẽ hiện ra một khung cửa sổ nhỏ.

    3. Paste link topic của bạn vào ô nhỏ đó (bấm nút ctrl + v)

    4. Di chuyển chuột đến nút up chủ đề, click vào.
    Sau đó nếu chủ topic được bạn up, vào "Nhật ký up", sẽ thấy tên, ID và link của bạn. Như vậy chủ topic được bạn up chỉ cần bấm vào link của bạn và úp trã lễ.


    Ghi chú : có gì up qua lại thường xuyên nhé.
    Thân.
     
  9. IT.CBIT Thành Viên Cấp 3

    chó cỏ muốn phối giống chó phú quốc được ko bác TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc
    bác ok thì sms cho em cái 0935686822
     
  10. Ruacon1979 Thành Viên Cấp 4

    Chó rất đẹp và chuẩn, khi nào có ai cần thì mình sẽ giới thiệu đến cho pro.
     
  11. cpq Banned

    Cám ơn bạn .............!
     
  12. cpq Banned

    [h=1]Những câu chuyện vô cùng cảm động về loài chó[/h]Chú chó bị lạc tinh khôn tìm cách trở về với chủ, chó hiểu tiếng người, chó chết theo chủ... là những câu chuyện vô cùng cảm động về loài chó nuôi mà độc giả Nguyễn Hữu Huấn Số nhà 184 Mai Anh Tuấn, Ba Đình, Hà Nội chia sẻ.
    Chuyện thứ nhất: Con Lu tinh khôn
    Tôi chưa bao giờ chứng kiến ai đó nuôi chó và mèo lại khôn như chó và mèo nhà bác tôi. Bác là chị mẹ tôi, bác lấy chồng năm 17 tuổi sinh được 3 người con, bác trai mất khi bác chưa đầy 30 tuổi, bác ở vậy nuôi con. Tôi nhớ vào khoảng giữa năm 1974, nhà bác tôi nuôi 2 con chó con lớn đặt tên là Lu, còn con chó nhỏ tên là gì tôi đã quên mất, với cả một con mèo. Tôi nhớ con Lu nó cực kỳ dữ dằn, đặc biệt là vào buổi tối, ai chỉ chớm bước vào cổng là nó đã xồ ra, sủa váng óc. Có một điều lạ, tuy tôi là người quen, tối nào cũng lên nhà bác ngủ nhưng bao giờ con Lu cũng lao ra sủa, sủa to, nhưng không gắt. Bao giờ bác tôi nói “cậu Huấn hả!” thì nó mới thôi. Còn khi tôi đến mà không ai có nhà thì nó không sủa lấy một tiếng.
    Một hôm buổi sáng, Lu mang về một cái túi vải con, trong đựng tiền của ai đi chợ đánh rơi… Con Lu nhiều lần bắt được cá mang về nhà. Khi trời mưa gặp cá lách lên, nó lấy chân gạt cho con cá ra xa rãnh, vũng nước, bao giờ cá yếu thì công về sân báo cho bác tôi biết. Con mèo cũng thế… Một hôm tôi đang học, thấy con mèo cứ kêu: meo, meo, meo, bác tôi nói “Chắc con mèo lại mang cái gì về nhà rồi”, thế là tôi với bác cầm đèn chạy xuống bếp xem, thì thấy ngay con cá quả to bằng cổ chân đang ngoe nguẩy, nằm giữa cửa bếp, mà trên mình không hề xây xát, bác tôi nói: chắc nó ngoạm vào vây lưng công về.
    Con Lu thực sự là thành viên trong gia đình, mọi người trong gia đình bác tôi đi đâu về, nó chạy ra lăn xả vào mừng, đuôi ngoe nguẩy suốt, bao giờ bảo “thôi nào!” thì nó mới thôi. Năm đó người ta cấm chó vì có chó điên, bắt phải bán, không thì đập chết. Bác tôi không bán… Họ thành lập các nhóm người đi đến từng nhà có chó dùng gậy đập chết, họ đến nhà bác tôi, khi họ vây đánh, con Lu nhảy xuống ao bơi qua ao rộng chạy thoát, còn con chó nhỏ bị đập chết ngay cửa bếp. Bác tôi về mang ghế lên ủy ban xã chửi đúng 3 ngày cái đứa đập chết chó nhà bác. Bác tôi có con cả đi bộ đội đặc công hy sinh năm 68, nhà lại neo người, nên họ kệ cũng không dám dây… Rồi một năm, đêm ba mươi tết, đón giao thừa nhà nào cũng đốt pháo, có nhà còn nổ cả kíp mìn… con Lu sợ quá, bỏ chạy ra cánh đồng, chắc trời tối, lại đâu đâu cũng đốt pháo nên nó mải miết chạy mà lạc mất đường về… Sáng ra không thấy chó đâu, bác tôi biết ngay là nó sợ pháo chạy mất, nhưng nghĩ: chắc là nó sẽ tìm đường quay về nhà thôi… Chờ mãi, chờ mãi không thấy nó về, mọi người nghĩ rằng đã mất, mọi người, ai cũng ngẩn ngơ vì nó. Đột nhiên đến ngày mùng 10 tết thì nó trở về với một sợi dây xích to ở cổ… Sau tôi nghe một anh bạn kể lại, bạn anh ấy, “thằng Qui Cõn” (anh tên Qui, còn bố tên là Cõn, thời chúng tôi gọi tên bao giờ cũng kèm theo tên bố hoặc mẹ) bắt được con chó to lắm đang hẹn mấy anh em bao giờ qua rằm tháng Giêng thì làm thịt. "Con chó to và ngoan lắm, sáng mùng 1 tết nó vào nhà và thế là anh Qui xích nó vào cột, cho ăn và định ngoài rằm thì làm thịt. Cứ tưởng nó quen nhà rồi nên anh Qui chủ quan buộc không kỹ nên nó chạy mất…”. Tôi biết nó giả vờ ngoan ngoãn, để cuối cùng tìm cách chạy thoát, về với chủ…
    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc
    Ảnh minh họa.
    Sau đó vài năm lại có lệnh cấm chó và lần này họ làm ngặt nghèo hơn, các nhà đều phải bán hoặc làm thịt hết, mọi người khuyên nhủ bác tôi, cuối cùng bác tôi cũng phải dứt ruột bán nó đi. Khi bán bác tôi phải ra khỏi nhà để không phải nhìn cảnh người ta bắt nó đi. Chị tôi đi học về, thấy chó bị bán đi mất, lăn ra khóc, 3 ngày không đi học, hàng tuần vẫn còn khóc vì con Lu. Còn tôi, tuy ít gắn bó với nó, nhưng mấy chục năm qua tôi vẫn nhớ như in hình bóng của nó, nó là con Lu.
    Chuyện thứ hai: Chó hiểu tiếng người
    Cùng thời với con Lu nhà bác, nhà tôi có nuôi một con chó, đặt tên là Ky. Các cụ thường nói “nuôi chó, nuôi mèo phải có tay”. Chó, mèo không phải ai cũng nuôi được; có nhà nuôi một thời gian thì chết hoặc bỏ đi mất, chó, mèo của chủ nào thì học được tính nết y như của chủ ấy. Cũng chả hiểu tại sao nhà tôi nuôi rất nhiều chó nhưng con nào cũng cực kỳ hiền lành, ban ngày hầu như không nghe tiếng sủa. U tôi đùa: “Chó nhà mình chắc bị câm”; có lẽ một phần do nhà tôi ngay đường, lại cạnh hợp tác xã sản xuất mũ, hàng ngày những người qua đường và người làm tập thể ở hợp tác cứ chạy vào xin múc nước mưa trong bể uống, nên chó sủa lắm mỏi mồm mà chả có tác dụng gì nên thế hệ trước truyền cho thế hệ sau không thèm sủa nữa.
    Khi họ cấm chó, nhà tôi cũng phải bán đi, hôm trước bố tôi nói loáng thoáng là ngày mai bán nó cho tổ lực điền để họ liên hoan. U tôi nghe thấy, vội nói: ấy đừng nói nữa, nói thế, nó biết thì sao mà bắt được nó. Y như rằng sáng hôm sau người ta đến bắt nó thì không thấy nó đâu nữa, bữa trưa cũng không thấy nó về ăn, chập tối mới thấy nó về, cứ lảng lảng có vẻ cảnh giác lắm. Hôm sau khi nó vào trong nhà, bố tôi đóng cửa lại để họ đến bắt, khi họ vào bắt không hiểu sao nó vọt qua được cửa sổ, mà khoảng cách giữa hai chấn song thì cực bé… chắc trong giờ phút sinh tử nó đã làm cái việc mà bình thường dù có cố gắng mấy nó cũng không bao giờ làm được…
    Và rồi cuối cùng, cũng phải bán nó đi, hôm họ bắt nó, tôi về chạy ra nhìn thấy nó bị nhốt trong lồng, đuôi vẫy vẫy mà nước mắt cứ chảy ròng ròng; không thể nhìn thấy cảnh ấy được nữa, tôi vội chạy ra chỗ khác mà cổ họng nghẹn đắng.
    Chuyện thứ ba: Chó chết theo chủ
    Bà mà tôi sắp kể đây, là chị ruột bà ngoại tôi. Bà có 3 người con trai, bác cả đã ra ở riêng, bà ở chung với gia đình bác thứ hai và thứ ba. Bác thứ hai có 3 người con, bác thứ ba có 8 người con, thật là một đại gia đình. Bà tôi là người chỉ huy, người quản lý toàn bộ kinh tế trong gia đình, mặc dù bác thứ hai là chủ nhiệm hợp tác xã mua bán, bác thứ ba là chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp lững lẫy một thời, cũng đã nhiều tuổi, nhưng một điều thưa mẹ, hai điều thưa mẹ, và không bao giờ dám làm trái ý bà, cả cái đại gia đình đồ sộ ấy tuyệt nhiên không bao giờ xảy ra mâu thuẫn. Cho đến bây giờ tôi cũng không thể hiểu được tại sao bà lại chỉ huy được, mà bà thì rất ngọt ngào, nhẹ nhàng, chắc bà phải rất công minh và đầy sức thuyết phục mới giữ cho cái đại gia đình ấy được êm ấm. Khoảng năm 1983 khi ấy bà 93 tuổi, bà mất, trước khi mất bà tôi đã kịp làm 2 cái nhà mới để cho hai bác ra ở riêng, nhà cũ đang ở, bà bảo cho anh Phúc, con trai lớn nhà bác thứ ba do anh ấy bị cảm mạo, liệt một bên tay, cần được giúp đỡ. Không ai thắc mắc gì.
    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 1
    Chú chó Capitan đã bỏ nhà đến nằm bên mộ chủ nhân Argentinian Miguel Guzman (Đức) trong suốt sáu năm sau khi ông mất.
    Bà tôi có nuôi một con chó đen, năm bà mất, nó đã được hơn 14 năm rồi, nó đã trở thành thành viên không thể thiếu được của đại gia đình ấy. Trước khi mất, bà dặn hai bác: sau khi mẹ mất thì con chó nó cũng chết, các con phải chôn nó… sau này cái xương của nó có thể nấu cao, vì nó cũng rất tốt. Và đúng như thế. Bà mất rồi, nó cứ quanh quẩn, nước mắt ròng ròng… thời gian sau nó cứ ăn ít dần, lịm dần… khoảng ba tháng sau thì nó mất.
    Bác tôi, theo lời bà dặn, đem chôn nó dưới gốc cây khế, và chắc cũng không ai động đến bộ xương của nó.
    Và những câu chuyện khác
    Ông ngoại tôi kể lại ngày xưa cũng hay ăn thịt chó . Nhưng có lần cắt cổ con chó nhà, lỡ để sảy mất. Chiều trở về, cổ vẫn còn dính máu me nhưng khi gặp ông nó vẫn mừng rỡ, ngoắt đuôi! Kể từ đó ông bỏ hẳn, không ăn thịt chó nữa. Còn rất nhiều chuyện thật về chó như thất lạc xứ người đến 5-7 năm khi mò về được đã vô cùng mừng rỡ khi gặp chủ cũ! Chó cứu chủ, chó nằm cạnh mộ chủ, chó chung tình, chó trung thành... Dũng (hdung50@yahoo.com)
     
  13. cpq Banned

    Lý do tại sao không nên ăn thịt chó, theo cách nhìn của Phật giáo :

    Hòa thượng Thích Thiện Tấn :
    “Đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà, nhưng tất cả những điều đấy chỉ là lý do nhỏ thôi.”

    Rồi Hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau bệnh tật ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, chó đều dọn sạch, những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó hóa thành xương thịt nó, máu huyết nó, còn con người lại thích thú khi được ăn thịt chó, mong muốn ăn thịt chó uống tiết canh. Con hãy suy nghĩ kĩ về điều này, có nên ăn thịt chó nữa hay không ?”


    Lý giải về tinh thần của Phật giáo, tại sao không nên ăn thịt chó
    Nguồn trích: Nguonsang.com

    Ba lý do nên bỏ ăn thịt chó :

    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 3 lý do nên bỏ ăn thịt chó

    Lý do thứ nhất: Thiếu thịt chó cũng không làm cho cuộc đời chúng ta phải mất cân bằng hay đau đớn.

    Lý do thứ hai: Con chó quả thực là con vật có tình cảm đặc biệt nhất với con người. Đôi khi nó còn có tình cảm với cá nhân một ai đó hơn cả một con người bên cạnh mình.

    Lý do thứ ba: Không ăn thịt chó không nghĩa là chúng ta làm theo ý thích của những người nước ngoài mà chỉ là hành động hòa đồng với thế giới mà thôi. Đừng đánh mất bản sắc văn hóa Việt. Nhưng hãy nhớ rằng ăn thịt chó không bao giờ là một nét trong văn hóa Việt cả”.
     
  14. ankan1 Thành Viên Bạch Kim

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

    Màu : Vện
    Chiều cao : 56,5 cm
    Cân nặng : 20kg
    Tuổi : 18 tháng

    Các bạn có nhu cầu phối giống liên hệ : Mr Hải : 01237 213 007
    Facebook : https://www.o.facebook.com/cpqven
     
  15. cpq Banned

    Chẳng phải ngẫu nhiên mà chó trở thành những người bạn thân thiết của con người. Có những việc chúng làm khiến người ta phải tự hỏi: Vì sao chúng lại có thể làm được những chuyện phi thường đến vậy?

    Chú chó chăn cừu

    Câu chuyện về “chú chó chăn cừu” hay được nhắc đến trong hơn một thế kỷ qua. Sở dĩ người ta gọi chú chó với cái tên như vậy vì chẳng ai biết tên thật của chú là gì. “Chú chó chăn cừu” sống với chủ của mình tại một trang trại gia súc hẻo lánh thuộc bang New Mexico (Hoa Kỳ), công việc của chú là cùng với chủ chăn dắt đàn cừu của trang trại.

    Năm 1870 người chủ trang trại đột ngột qua đời, nhưng bởi trang trại nằm tách biệt một mình, nên không một ai hay biết.

    Hai năm sau, một khách du lịch tình cờ đi ngang đã phát hiện ra. Điều làm mọi người ngạc nhiên là đàn cừu ở trang trại vẫn được chăm sóc cẩn thận, chúng đông đúc và mập mạp. Đến lúc đó người ta mới biết rằng, ròng rã suốt 2 năm trời, chú chó của ông đã điều khiển đàn cừu khi ông vắng mặt. Mỗi sáng chú chó lùa đàn cừu đi kiếm ăn và đưa chúng trở về vào mỗi buổi chiều tối.

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc
    Chú chó chăn cừu

    Điều đặc biệt ở chỗ, mặc dù chú chó có thể giết thịt cừu để ăn, nhưng nó đã không làm điều này. Người ta cũng không hiểu chú chó đã ăn gì trong 2 năm đó. Năm 1879, bang New Mexico đã trao giải thưởng “Làm việc chăm chỉ” cho chú chó này.

    Hachiko – chú chó trung thành

    Một câu chuyện nổi tiếng khác được người ta kể lại, vào năm 1924, Hidesaburou Ueno, giáo sư ngành nông nghiệp thuộc Đại học Tokyo đã mua về nhà một chú chó giống Akita tên là Hachiko. Trong những ngày gắn bó với ông, mỗi sáng Hachiko đều tiễn ông đi và khi chiều tối lại tới đón ông tại nhà ga Shibuya. Nhưng vào một ngày tháng 5 năm 1925, giáo sư Ueno bị đột quỵ tại giảng đường và mãi mãi không thể quay lại sân ga, nơi có người bạn thân thiết của mình đang chờ đợi.

    Hachiko bị cho đi sau cái chết của ông chủ, nhưng chú chó đã bỏ trốn và trở về ngôi nhà cũ. Và rồi Hachiko cũng nhận ra giáo sư Ueno không còn sống tại đó. Vì vậy Hachiko tìm đến nhà ga nơi nó từng đón ông. Ngày này qua ngày khác, chú chó chờ đợi sự trở về của giáo sư, song không bao giờ nhìn thấy bóng ông trong đoàn người tấp nập.

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 1
    Mười năm liên tục Hachiko luôn có mặt tại sân ga đúng giờ về của chuyến tàu buổi tối.

    Hachiko luôn có mặt ở sân ga đúng giờ về của chuyến tàu buổi tối suốt 10 năm sau đó, cho đến tận khi Hachiko ra đi vào ngày 8 tháng 3 năm 1935. Xác của chú đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng tự nhiên quốc gia thuộc quận Ueno, Tokyo. Ngoài ra, Hachiko còn được đúc tượng đồng, để mọi người tưởng nhớ về lòng trung thành của chú.
    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 2
    Ngày nay, rất đông khách tìm đến tham quan tượng đồng của Hachiko

    Chú chó kéo xe lăn cho chủ.

    Vào đầu năm nay, Kody - một chú chó 3 tuổi nhỏ bé đã được nhiều người biết đến, khi chú trở thành động cơ nhỏ hoàn hảo cho chiếc xe lăn của ông chủ Alan Smith 57 tuổi bị bại liệt. Với một chiếc đai đặc biệt, Kody hằng ngày hồ hởi kéo xe, đưa ông chủ đi dạo ở Clifton, Nottingham (Anh).
    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 3
    Kody hăm hở kéo xe lăn đưa chủ đi dạo phố.

    Mặc dù khá nhỏ bé, nhưng Kody có thể kéo xe với vận tốc 24 km một giờ trên mặt đường khá mấp mô. "Với tốc độ đó trên những mặt đường tồi tệ của Clifton, Kody làm bụng tôi xóc này lên!", Alan vui vẻ cho biết.

    Kody có cơ bắp rất khỏe, hằng ngày Kody kéo xe đưa ông chủ đi dạo. “Nó không dừng lại vì bất cứ cái gì, trừ khi có tín hiệu giao thông hoặc một con mèo hay chó khác. Lúc đó, nó sẽ dừng lại, quan sát, ngồi nghe ngóng như một con hổ vậy”, ông chủ của Kody hài hước nhận xét.

    Chủ của Kody buộc phải gắn bó với chiếc xe lăn sau khi bị bại liệt. Donna, 49 tuổi, vợ của ông phải dành toàn bộ thời gian trong ngày để chăm sóc chồng. Và sự trung thành, khả năng đặc biệt của Kody đã mang lại cho vợ chồng Donna một người giúp việc thực thụ. Nó đã giúp Alan được tận hưởng không khí trong lành nửa giờ mỗi ngày, liều thuốc hữu ích với người bệnh, đồng thời cho bà chủ một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, Kody có thể lấy giúp chủ những vật dụng nhỏ như đôi giày, bít tất.

    "Khi chúng tôi vật vã với cuộc sống, khi mà tôi cảm thấy tất cả mọi thứ chống lại mình thì Kody xuất hiện. Nó là một người bạn tuyệt vời!”, ông chủ của Kody nói.

    Chú chó chung tình

    Mới gần đây, một chú chó đã khiến cư dân mạng xôn xao, khi họ nhìn thấy những hình ảnh đầy cảm động về tình yêu mãnh liệt và chân thành của chú chó này.

    Câu chuyện tình cảm động xảy ra vào lúc 7 giờ 30 sáng, ngày 24-8 vừa qua, tại giao lộ đường Chuanmao và Wuyang Avenue ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Khi đôi "tình nhân" băng qua đường, bỗng một chiếc xe ôtô lao tới với tốc độ chóng mặt đâm vào con chó cái. Biết bạn mình không thể dậy nổi, chú chó đực cố gắng lôi người bạn của mình bằng miệng và móng vuốt để đến một nơi an toàn hơn.

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 4
    Chú cho đang cố gắng lôi bạn mình vào nơi an toàn.

    Một người đi ngang qua đường đã giúp đỡ chú di chuyển thi thể "cô bạn" của nó, nhưng dường như vì sợ người ta đem bạn mình đi mất, nên chú chó đã bật dậy ôm ghì lấy cơ thể con chó cái. Và khi đã đến nơi an toàn hơn, chú chó ngồi im bên cạnh người bạn của mình, không chịu rời đi nửa bước.

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 5
    Chú chó ghì chặt lấy bạn mình vì sợ người lạ mang đi mất.

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 6
    Chú chó ngồi im bên cạnh người bạn của mình.

    Những câu chuyện cảm động về loài chó thì rất nhiều, có những câu chuyện được con người biết và ghi chép lại, nhưng chắc chắn cũng có những câu chuyện cảm động khác mà con người chúng ta không bao giờ được biết đến…
     
  16. cpq Banned

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

    Màu : Vện
    Chiều cao : 56,5 cm
    Cân nặng : 20kg
    Tuổi : 15 tháng

    Các bạn có nhu cầu phối giống liên hệ : Mr Hải : 01237 213 007
    Facebook : https://www.o.facebook.com/cpqven
     
  17. ankan1 Thành Viên Bạch Kim

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

    Màu : Vện
    Chiều cao : 56,5 cm
    Cân nặng : 20kg
    Tuổi : 18 tháng

    Các bạn có nhu cầu phối giống liên hệ : Mr Hải : 01237 213 007
    Facebook : https://www.o.facebook.com/cpqven
     
  18. cpq Banned

    TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

    Màu : Vện
    Chiều cao : 56,5 cm
    Cân nặng : 20kg
    Tuổi : 15 tháng

    Các bạn có nhu cầu phối giống liên hệ : Mr Hải : 01237 213 007
    Facebook : https://www.o.facebook.com/cpqven
     
  19. simcuiday Thành Viên Kim Cương

    Gà Tây up mở hàng CPQ phối nhiều nè.
    bán dc mua bậy 1 con nhậu nha kaka...
     
  20. khangrau Thành Viên Cấp 6

    Đúng chuẩn chó Phú Quốc, tốt dáng. Đắt khách nha bạn.TP.HCM - Phối giống Chó Phú QuốcTP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 1TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 2TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 3TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 4TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc - 5
     
  21. cpq Banned

    phối giống chó Phú Quốc.........................!
     

Chia sẻ trang này