Tìm kiếm bài viết theo id

Vài nét về Kinh thân hành niệm

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi jimmy_vnu, 18/7/09.

ID Topic : 1070011
Ngày đăng:
18/7/09 lúc 22:39
  1. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    20/8/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    2,120
    [FONT=&quot]1.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nguồn gốc, xuất xứ[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]Kinh Thân hành niệm là bài kinh số 119 trong Trung bộ Kinh. Hệ thống kinh điển nguyên thủy( Pali tạng) bao gồm 3 tạng gọi là Tam tạng kinh điển. Tam tạng gồm: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng. Trong đó, Trong Kinh tạng, lại bao gồm 5 bộ Kinh là: Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tiểu bộ Kinh, Tăng chi bộ Kinh và Tương ưng bộ Kinh.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]5 bộ Kinh lớn này, cơ bản đã được hòa thượng Minh Châu dịch từ tạng kinh Pali sang tiếng Việt. Nói chung, các bộ Kinh này ghi lại các bài Pháp mà đức Phật thuyết giảng khi Ngài còn tại thế( có 1 số bài do các vị Thánh đệ tử thuyết giảng). Đó là các bài Pháp dạy về giáo lý và pháp hành đầy đủ, giúp cho người tu hành có cơ sở hoàn chỉnh để tu tập, hướng đến quả vị giải thoát.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Bài Kinh Thân hành niệm là 1 trong những bài Kinh quan trọng nhất về Pháp hành( dạy cách thực hành cụ thể, khác với các bài pháp dạy lý thuyết). Bài kinh này là giai đoạn tu hành khi đã thực hiện trọn vẹn giới luật, viên mãn Tứ niệm xứ. Trong khuôn khổ giới thiệu để bạn đọc tiếp cận phần nào về con đường và ý nghĩa tu hành trong đạo Phật, chúng tôi sẽ trình bày 1 chuỗi bài giới thiệu vắn tắt 1 số bài kinh trong Trung bộ Kinh.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]2.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Một số bài kinh liên quan[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]1[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kinh Tứ niệm xứ( số 10)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]2[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kinh Nhập tức xuất tức niệm ( số 118)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]3.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Bắt đầu bài Kinh[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Một thuở nọ, khi Đức Phật trú tại thành Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, tịnh xá của ông Cấp Cô Độc. Một số đông các Tỷ kheo sau khi đi khất thực bữa trưa trở về, sau buổi ăn đã tụ họp trong hội trường. Khi ấy, có 1 câu chuyện được khởi lên giữa các vị Tỷ kheo: “Đức Thế Tôn đã tuyên bố về pháp môn Thân hành niệm, khi tu tập theo pháp môn đó, sẽ được quả lớn, được lợi ích lớn, công đức lớn”. Câu chuyện được đang được bàn dở thì bị gián đoạn. Đến chiều, khi Đức Phật đến, ngài biết chuyện bèn hỏi, các Tỷ kheo bèn đem câu chuyện ấy thưa rõ lên, và cầu thỉnh Phật tuyên giảng về pháp môn Thân hành niệm. Nghe xong, Phật nhận lời.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]4.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nội dung thực hành của Pháp môn Thân hành niệm [/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]Liền đó, Đức Phật dạy 13 pháp đầy đủ, hoàn chỉnh cho các Tỷ kheo tu tập. Khi khéo tu tập, người tu hành kết hợp13 pháp môn này trở thành một pháp môn duy nhất như trong kinh THÂN HÀNH NIỆM đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, THÂN HÀNH NIỆM được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập”. Theo như lời dạy trên đây thì 13 pháp môn này được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập thì chúng ta sẽ chứng đạt TÂM VÔ LẬU, đầy đủ NĂNG LỰC, không khó khăn, không có mệt nhọc.[/FONT]
    [FONT=&quot]Xin tóm tắt 13 Pháp bao gồm:[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]1)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Hơi thở[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]2)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Tứ oai nghi[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]3)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Đầy đủ chánh niệm[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đanglàm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng-già-lê(sanghati), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng biết rõ việc mình đang làm.Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duythuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa,chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập THÂN HÀNH NIỆM[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]4)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Quán thân bất tịnh[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]5)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Quán thân tứ đại[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]6)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Quán tử thi[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]7)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Quán thân như thực phẩm của chúng sinh[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".[/FONT]
    [FONT=&quot]Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]8)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Quán xương nối kết[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]9)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Quán xương trắng[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". [/FONT]
    [FONT=&quot]Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn là xương thối trở thành bột; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]10)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nhập thiền thứ nhất[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Nhờ tu tập pháp THÂN HÀNH NIỆM như vậy và sống phòng hộ sáu căn nên tâm không phóng dật, Vì thế tất cả tâm tham, sân, si, mạn, nghi đều bị diệt trừ, nhờ đó tâm mới an trú, an toạ, định tĩnh, chuyên nhất, tâm mới thanh thản, an lạc và vô sự. Nhờ tu tập pháp THÂN HÀNH NIỆM nên cuối cùng tâm chứng đạt được quả VÔ LẬU. Nhờ chứng đạt quả VÔ LẬU tâm mới có đủ TỨ THẦN TÚC, nhờ có TỨ THẦN TÚC nên mới ly dục ly ácpháp nhập SƠ THIỀN một cách dễ dàng không có khó khăn và không có mệt nhọc[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]11)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nhập thiền thứ hai[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Khi tâm không phóng dật an trú, an tọa, chuyên nhất định tĩnh thì lúc bây giờ tâmcó đủ TỨ THẦN TÚC, cho nên hành giả muốn nhập định nào thì liền nhập ngay định ấy, nhưng phải biết tác ý đúng pháp như đức Phật đã trạch pháp ra những tác ý nhập định. Đây là ý hành tác ý THÂN HÀNH NIỆM thứ 11 để nhập NHỊ THIỀN[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]12)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nhập thiền thứ ba[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Thiền định của Phật giáo cũng được xem là một pháp môn THÂN HÀNH NIỆM, mặc dù lúc này tâm hành giả an trú, an tọa chuyên nhất định tĩnh nên tác ý đâu là thân tâm sẽ làm theo đúng như lệnh truyền, cho nên đến THIỀN THỨ BA chỉ cần tác ý: “Xả niệm lạc trú” thì sẽ nhập vào THIỀN THỨ BA ngay liền[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]13)[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nhập thiền thứ tư[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]THIỀN THỨ TƯ cũng là pháp môn THÂN HÀNH NIỆM cuối cùng trong 13 pháp THÂN HÀNH NIỆM, nhưng bốn pháp thiền của Phật giáo không phải là pháp môn THÂN HÀNH NIỆM để tu tập mà để thực hiện khi tâm đã thanh tịnh tức là tâm chứng đạt chân lý VÔ LẬU. Bởi vậy muốn nhập thiền định của Phật giáo thì không phải tu tập THIỀN ĐỊNH mà tu tập GIỚI LUẬT. Khi tu tập GIỚI LUẬT tâm đã thanh tịnh thì nhập THIỀN ĐỊNH không có khó khăn, không có mệt nhọc chỉ cần NHƯ LÝ TÁC Ý là nhập THIỀN ĐỊNH ngay liền. Cho nên muốn nhập TỨ THIỀN thì nên tác ý: “Tịnh chỉ hơi thở nhập TỨ THIỀN”[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]5.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kết quả của Thân hành niệm[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Có 10 kết quả lớn khi thành tựu viên mãn Pháp môn Thân hành niệm:[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](1) Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](2) khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](3) Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](5) Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm thiên; [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](6) với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](7) Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm Thiền định, biết tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. ( Đọc được ý nghĩ và tâm ý người khác)[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](8) Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết. ( nh[FONT=&quot]ớ lại vô số các kiếp trước của mình[/FONT][FONT=&quot])[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](9) Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. ( biết được vô số các kiếp trước của chúng sinh)[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot](10) Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]6.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kết luận[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Bài Kinh giảng về Pháp hành rõ ràng, cụ thể dễ thực hành. Đây là giai đoạn sau khi người tu đã nghiêm trì giới luật, sống đầy đủ phạm hạnh và viên mãn các giai đoạn Tứ chánh cần, Tứ niệm xứ. Khi thực hành viên mãn Thân hành niệm, hành giả đạt được mục đích của Phạm hạnh, tức là chứng đạo quả A la hán, hoàn thành mục đích tu hành. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Đón đọc chuỗi các bài giới thiệu các Kinh sau:[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]1.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kinh tứ niệm xứ( số 10)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]2.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kinh Sợ hãi và khiếp đảm( số 4)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]3.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kinh ví dụ con rắn( số 22)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]4.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kinh nhập tức xuất tức niệm( số 118)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]5.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Đại kinh sư tử hống( số 12)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]6.[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kinh về Tam Minh( số 71)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot] *************************************[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Tham khảo đầy đủ bản Kinh thân hành niệm:[/FONT]
    [FONT=&quot]http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung119.htm[FONT=&quot] [/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Tham khảo các bản của Trung bộ Kinh:[/FONT]
    [FONT=&quot]http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm[FONT=&quot] [/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Bạn đọc nào muốn nghiên cứu kỹ hơn về Pháp hành, xin tải 2 tài liệu dưới đây. [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]http://www.nguyenthuychonnhu.net/sach/3minh2008.pdf [/FONT]
    [FONT=&quot]http://www.nguyenthuychonnhu.net/ebooks/TuChanhTuDuy-1.pdf [/FONT]
     
  2. Heart. Thành Viên Cấp 2

    Khó hiểu quá đi
    Vài nét về Kinh thân hành niệm
     
  3. _Cat_ Thành Viên Cấp 2

    Không hiểu gì hết.
     

Chia sẻ trang này