Tìm kiếm bài viết theo id

Vì sao chúng ta thờ Ông .

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi dodocdao, 30/6/08.

ID Topic : 308129
Ngày đăng:
30/6/08 lúc 01:37
  1. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    Tham gia ngày:
    13/5/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    1,666
    Vì sao chúng ta thờ Ông .
    Tượng Quan Công bằng đồng Huế đã 80 năm .

    QUAN CÔNG tên thật là QUAN VŨ tự là TRƯƠNG SINH sau đổi thành VÂN TRƯỜNG người làng GIẢI LƯƠNG tỈnh HÀ ĐÔNG từ thủa nhỏ nghĩa khí của QUAN CÔNG đã bộc lộ nhân thấy có kẻ cừơng hào hiếp đáp người yếu QUAN CÔNG liền giết đi rồi sống cuộc sống giang hồ phiêu bạt .Rồi QUAN CÔNG gặp LƯU BỊ và TRƯƠNG PHI 3 người kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết đem lại giang sơn cho nhà HÁN .Đi theo phò tá LƯU BỊ QUAN CÔNG luôn một lòng vì chủ không quản ngại vào nơi nước sôi lửa bỏng .Luôn giữ một tấm lòng son sắt sáng ngời .
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Khi bất đắc dĩ phải hàng TÀO THÁO để giữ mạng sống cho CAM ,MI phu nhân ( vợ LƯU BỊ ) QUAN CÔNG luôn giữ được nghĩa khí của mình luôn biết giữ đúng phép tắc kính trên nhường dưới.Có một lần để TÀO THÁO đã bố trí cho QUAN CÔNG và 2 vị CAM ,MY phu nhân o cùng một phòng QUAN CÔNG đã cầm nến đứng hầu ở ngoài cả đem không biết mệt mỏi THÁO được tin đó không khỏi khâm phuc cái nghĩa khí đó của QUAN CÔNG. Dù TÀO THÁO có dùng của cải ,gái đẹp ,và đỗi đãi với QUAN CONG rất hậu(hơn LƯU BỊ rất nhiều): 3 ngày một tiệc nhỏ ,5 ngày một tiệc lớn ,lên ngựa thưởng một nén vàng ,xuống ngựa thưởng một nén bạc ....nhưng tất cả những thứ đó không thể nào làm thay đổi được tấm lòng son sắt của QUAN CÔNG .Khi biết được tin anh minhởchỗVIÊNTHIỆU QUAN CÔNG đã kô ngại gian lao vất vả "qua 5 quan chém 6 tướng để về với LƯU BỊ:[/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Treo ấn phong vàng giã tướng TÀO [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]TÌm anh dấn bước dạ xôn xao [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Xông pha nghìn dặm bon chân ngựa [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Xung đột năm quan múa lưỡi đao [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trời đất chứa chan lòng tiết nghĩa [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Núi non lừng lẫy tiếng anh hào [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Một mình chém tương ai đuơng nổi [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đề vịnh xưa nay kể xiết bao [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trước khi từ giã TÀO THÁO để về với chủ cũ QUAN CÔNG đã không quên trả ơn cho THÁO (chém 2 tướng giỏi của VIÊN THIỆU là NHAN LƯƠNG vÀ VĂN SÚ,giải vây thành BẠCH MÃ giúp TÀO THÁO ) .Khi TÀO THÁO gặp nạn ở HOA DUNG .QUAN CÔNG đã nghĩ đến tình nghĩa trước đây của THÁO mà tha chết cho y .Cái nghĩa khí ấy của QUAN CÔNG khiến cho người ta vô cùng bội phục.Ngay cả TÀO THÁO cũng phải kính trọng nói với các tướng của mình rằng:"tước lọc và tiền bạc không đổi chí lúc đến lúc đi đều phân minh những người như vậy ta vô cùng kính trọng_các ngươi nên học theo".[/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Về sau QUAN CÔNG đã bị LỤC TỐN dùng quỷ kế .ĐÃ bẮt đước QUAN CÔNG dâng cho TÔN QUYỀN và bị xử tử vào năm KIẾN AN thứ 24(219).thọ 58 tuổi thiên hạ mất đi một vi anh hùng cái chết của ông là do tính kiêu ngạo mang lại ông đã coi thường LỤC TỐN một kẻ không có danh tiếng nhưng mưu mô sâu sắc và chính kẻ không có danh tiếng đó đã đánh cho ông thể thảm và ông đã phải trả cái giá quá đắt cho tính kiêu ngạo của mình _bằng chính tính mạng mình .Nhưng cái tính kiêu ngạo của ông hầu như bị lu mờ bởi phẩm chất trung nghĩa của ông .[/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Anh hùng còn nhớ GIẢI LƯƠNG xưa [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Lãm liệt QUAN CÔNG tiếng đến giờ [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Huynh đệ một ngày tình nghĩa nặng [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đế vương muôn kiếp khói huơng thờ [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Gương trung vằng vặc soi trời bể [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nghĩa khí ầm ầm nổi gió mưa [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đình miếu đến nay đâu chẳng có [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trải qua ngày tháng vẫn trơ trơ! [/FONT]
    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]QUAN CÔNG mất đi nhưng tiếng tăm còn để lại đến muôn đời .Một vị anh hùng không hề biết khiếp sợ trước cường quyền luôn coi cái chết nhẹ tựa lông hồng .[/FONT]

    Ngôi mộ Quan Công nằm ở thị trấn Quan Lâm, thuộc vùng ngoại ô phía Nam thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Đối với người dân Trung Quốc, đây là một thánh địa hết sức thiêng liêng. Hàng năm, vào mùa thu, người Hoa trong nước và Hoa kiều hải ngoại tụ tập về đây rất đông để dự một lễ hội nhiều ngày có tên là Quan Lâm quốc tế triều thánh đại điển.
    Một trong bảy cố đô củaTrung Quốc
    Trung Quốc có rất nhiều thành phố vốn là kinh đô cổ xưa, nhưng nay người ta phân loại và xếp hạng có bảy kinh đô lớn, gọi là thất đại cổ đô (Trung Quốc dùng từ cổ đô chứ không gọi là cố đô như ở Việt Nam). Đó là Bắc Kinh, Nam Kinh, Tây An, Hàng Châu, Lạc Dương, An Dương, Khai Phong. Riêng trong tỉnh Hà Nam, đã có 3 cổ đô là Lạc Dương, An Dương, Khai Phong.
    Thành phố Lạc Dương (nơi có ngôi mộ Quan Công) ra đời cách đây hơn 3.000 năm (11 thế kỷ trước Công nguyên). Trước sau, có tất cả chín triều đại đã kiến đô tại đây: Đông Chu, Ngụy, Tây Tấn, Bắc Ngụy, Đường, Hậu Lương, Hậu Đường… Vì thế, Lạc Dương còn được gọi là Cửu triều cổ đô.
    Lạc Dương hiện nay là một thành phố cỡ trung bình, dân số khoảng 1 triệu người, nằm ở tả ngạn con sông Lạc Hà, đổ ra con sông lớn Hoàng Hà nằm ở phía Bắc thành phố. Lạc Dương thu hút du khách vì có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, như hang đá Long Môn (Long Môn Thạch Oa) với 100.000 pho tượng Phật khắc vào vách đá, được UNESCO xếp vào di sản văn hóa thế giới vào năm 2000, chùa Bạch Mã, ngôi chùa Phật xưa nhất của Trung Quốc, mộ Quan Công và thành cổ thời Hán và Ngụy. Ngoài ra, Lạc Dương còn nổi tiếng là xứ sở của hoa mẫu đơn, được chọn là “quốc hoa của Trung Quốc”.
    Lăng mộ của “thánh nhân”
    Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nơi an táng các bậc đế vương được gọi là lăng, còn nơi an táng của tất cả các người khác, từ quan đại thần cho đến dân thường, đều gọi là mộ. Thế nhưng, trong lịch sử Trung Quốc, có hai nhân vật không phải là vua hay hoàng đế nhưng nơi an táng lại được gọi là lăng mộ hay lăng tẩm: đó là Khổng Tử và Quan Công, cả hai đều được tôn xưng là “thánh nhân”, một người là “văn thánh”, một người là “võ thánh”.
    Khổng Tử người nước Lỗ thời Xuân Thu là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc cổ đại, học thuyết Nho gia của ông là cơ sở văn hóa của xã hội Trung Quốc trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Nhân dân Trung Quốc tôn vinh ông là “thánh sư”, là bậc “chí thánh”.
    Quan Công, tên là Quan Vũ, tự là Vân Trường, là một viên tướng thời Tam Quốc. Ông không phải là nhà quân sự lỗi lạc, ông là một viên tướng giỏi đánh trận như rất nhiều viên tướng khác trong ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Nhưng qua sự miêu tả của La Quán Trung trong bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc diễn nghĩa, Quan Công nổi bật như một điển hình về khí tiết của người quân tử với những đức tính nhân, nghĩa, tín, dũng (còn về trí thì còn thua kém nhiều người).
    Sau khi chết, Quan Công còn hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền và nói chuyện với nhà sư Phổ Tĩnh. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Công là nhân vật được hư cấu nhiều nhất và đã trở thành “thánh nhân”, thậm chí những gì có liên quan đến Quan Công, như thanh long đao, ngựa Xích Thố đều trở thành những nhân vật linh thiêng.
    Kiến trúc “tam phối hợp nhất”




    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 1
    Đường dẫn vào đại điện​



    Khu mộ Quan Công được gọi tắt là Quan Lâm (lấy tên của thị trấn), gồm có ba phần: điện thờ, mộ và khu rừng chung quanh. Đây là quần thể kiến trúc kinh điển thời xưa được gọi là “trủng (mộ), miếu (điện thờ) lâm tam phối hợp nhất”, toàn bộ diện tích không lớn lắm, chỉ độ 70 hecta.
    Phần mộ là nơi Tào Tháo cho chôn đầu của Quan Công vẫn ở nguyên vị trí cũ. Các phần kiến trúc khác đều được xây dựng vào đời nhà Minh, dưới thời vua Vạn Lịch (1575-1620). Đến đời nhà Thanh, có bổ sung và mở rộng thêm.




    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 2
    Cây bách có hình đầu rồng​




    Chúng tôi bước qua cổng chính để vào bên trong thì quang cảnh gây ấn tượng nhất là cả một khu rừng toàn cây tùng bách bao bọc những gian điện thờ, tạo nên cảm giác mát rượi thật dễ chịu. Trong rừng, du khách thường được đưa đến chiêm ngưỡng một cây bách nghìn năm tuổi, có cành uốn lượn giống như đầu rồng, được gọi là long thủ bách. Tiếp đó là con đường lát đá dài hàng trăm mét dẫn đến đại điện, hai bên đường có hàng lan can với hàng trăm tượng con kỳ lân cũng bằng đá đứng trên các cột trụ, trông thật hài hòa và đẹp mắt.
    Bước vào đại điện, chúng tôi thấy một bàn lớn trên đó bày la liệt các đĩa thức ăn và đủ loại bánh trái. Đây là một điểm độc đáo mà các đền chùa khác ở Trung Quốc không có. Anh hướng dẫn viên Trung Quốc cũng không giải thích được vì sao mỗi ngày phải cúng cho Quan Công hàng trăm đĩa thức ăn như thế.
    Vào sâu nữa, thì đến chính điện thờ Quan Công trong tư thế uy nghi, đội mũ và mặc trang phục của một vị đại thần, hai tay cầm chiếc hốt chắp vào giữa.




    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 3
    Điện thờ Quan Công với Châu Thương, Quan Bình​



    Trên tường, có những tranh vẽ Quan Công trong những tư thế khác nhau. Đặc biệt, có một bức tượng Quan Công ngồi đọc kinh Xuân Thu (một trong Ngũ Kinh) trông thật là đẹp. Có một khảm thờ có tượng Quan Công ngồi giữa, hai bên có Châu Thương và Quan Bình đứng hầu. Bước ra ngoài đại điện, có một lầu gác gọi là Cổ lâu (lầu trống).




    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 4
    Lầu trống (cổ lâu)​



    Sau cùng, chúng tôi đi đến khu mộ của Quan Công. Đó là một gò đất nhỏ bên trên phủ toàn cây xanh, chung quanh gò có xây bức tường vòng tròn bằng gạch màu đỏ. Đầu của Quan Công nằm dưới gò đất đỏ, đến nay đã hơn 1.780 năm. Phía trước gò là cái đỉnh nhỏ hình bát giác. Trước đình là cổng đá và bệ đá, tất cả đều được xây dựng vào thời nhà Minh. Trước bệ đá, có một lư hương và một tấm đệm nhỏ, để ai đến cúng bái thì quỳ lạy tại đây, khung cảnh thật đơn giản, không uy nghi, không hoành tráng, chung quanh là cả một rừng tùng bách xào xạc trong gió nhẹ thoảng đưa. Đúng là không khí nơi yên nghỉ của một vị anh hùng.
    Chúng tôi đứng đó mà cảm thấy trong lòng trầm lắng hẳn lại. Những cuộc chiến ác liệt thời Tam Quốc với biết bao nhiêu dũng tướng, hào kiệt đã ngã xuống, với hàng vạn vạn sinh linh bỏ mạng trên chiến trường. Để rồi trong số đó, có một vài nhân vật kiệt xuất vẫn sống mãi với thời gian. Lịch sử dạy cho ta những bài học thật bi tráng và cũng rất oai hùng.
    Vì sao chỉ chôn có cái đầu?




    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 5
    Mộ chôn đầu Quan Công (bên phải)



    Những câu hỏi xung quanh việc thờ tượng Quan công :

    Xin cho hỏi vì sao thờ Ông ?

    -Trả lời : người Hoa tin rằng khi thờ Quan công sẽ mang lại vận khí cho gia chủ , tránh tà ma và những điều không mai mắn .Quan diểm người Việt theo Phật giáo thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung hiền của ông , là tấm gương con cháu noi theo .

    Tuổi nào nên thờ thân nam hay nữ ?

    -Lứa tuổi thờ Quan Công có thể sớm nhất từ năm 25-45 tuổi , chỉ có thân nam được thờ phượng và cúng bái .

    Cách thức thờ và an vị Ông ?

    Về việc tượng Quan Công thì người ta thờ ông ta vì kính trọng sự trung nghĩa của ông ấy. Vì vậy mới tôn là ...Trung Nghĩa Thiên Thu Đế Quân.

    Và vì vậy, nên nếu bạn thành kính mà thờ thì trong nhà cũng tăng thêm chánh khí, khiến cho tà ma, ngoại đạo cũng phải kiêng dè một chút! Linh bao nhiêu là tùy vào tâm thành và sự tôn kính của ta.

    Quan Vũ là người luôn tôn trọng tư cách của một người quân tử theo truyền thống nho giáo, vì vậy, nếu thờ ông ta thì phải chọn nơi thanh tịnh, sạch sẽ, trang nghiêm. Mua một cái trang thờ, để tượng ông ta đứng bên trong, rồi thường xuyên đốt nhang là đủ. Nhưng khi thiết lập trang thờ và những lúc đốt nhang, phải mặc áo quần dài đàng hoàng, và nhất là thân thể phải sạch sẽ.

    Khi trang bị mọi thứ đâu đó sẵn sàng thì chọn ngày tốt mà thiết lập bàn thờ. Khi đặt tượng, hoa, quả, hương án xong, chỉ cần thành tâm chấp tay khấn như vầy.

    "...Con tên ..., 25 tuổi, vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia/cơ quan như vầy. Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh! (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)."

    Khi đã thờ thì không gọi bất cứ tên nào của ông ta cả mà chỉ gọi là Ông. Bàn thờ phải có 1 bóng đèn đỏ. Không được để đèn sáng quá. Tốt nhất là để bàn thờ nơi mình làm việc. Bàn thờ phải để cao hơn đầu người. Có rèm che thì càng tốt. Vì nơi thờ thần linh thì không nên để người ta nhìn thấy thẳng mặt vị thần được thờ. Và chỗ thờ Ngài không được làm những chuyện ô uế, gian trá, ..v...v...

    Không ăn thịt trâu, chó, chuột và gà trống. Nghĩa là không cố tình, hoặc biết thì không được ăn. Còn vô tình ăn phải thì cũng không sao.

    Nếu bạn trưng như một cái tượng thì nó sẽ là 1 cái tượng. Nhưng nếu bạn thờ như một vị thần thì Ông sẽ là một vị thần, giúp cho gia đình bình an, mọi người sáng dạ, làm ăn ngay thẳng mà vẫn phát triển thịnh vượng.

    Thông thường người ta làm tượng Ngài 1 tay cầm thanh long đao, 1 tay vuốt râu (nếu đứng). Và 1 tay cầm sách, 1 tay vuốt râu (nếu ngồi). Do vậy, không liên quan gì đến ấn thủ cả. Có thể người ta làm theo lối vuốt râu rồi bị biến dạng mà thôi! Nếu được thì bạn hãy chụp hình cho TV xem thử nhé!

    Nhớ ngày thường thì đốt nhang thôi cũng được. Nhưng khi cúng trang trọng thì phải ...có rượu (3 chung) và thịt cho Ông. Thịt thì mua loại làm sẵn chứ không nên mua về làm để tránh sát sanh nhé!

    Mỗi khi cúng thì đọc như vầy...Hôm nay nhân ngày ....gì đó, để tưởng nhớ tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa, quả, rượu, thịt ...thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng giám.

    Mỗi năm thì dùng hoa cúc nhúng nước mà ...tẩy trần (rửa bụi)...cho Ngài 1 lần vào trước giờ Giao Thừa nhé!
    (nguồn từ lá thư một vị huynh đệ cao niên bên thegioivohinh gửi)
     
  2. tuannokia Thành Viên Cấp 5

    Tính anh dũng của Vân Trường còn thể hiện lúc Hoa Đà trị thương cho ông, một tay đánh cờ 1 tay đưa cho Hoa Đà mổ vết thương nạo xương rồi vá lại , người xung quanh sợ hãi mà mặt ông vẫn không biến sắc
     
  3. xcop Thành Viên Cấp 1

    Cảm ơn đã cung cấp những tư liệu thú vi . và rất hay
    thank you ! Vì sao chúng ta thờ Ông .
     
  4. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    Tôi rất muốn thành lập hội quán nho nhỏ dành cho ai đang thờ Quan nhị ca hoặc những ai ái mộ Ông nếu bạn nào cùng ý thích thì ủng hộ nhé ..
    dodocdao cám ơn mọi người đã xem topic
     
  5. tonycuteo Thành Viên Bạch Kim

    @dodocdao: nhà mình cũng có thờ Quan Công nè, trên bàn thờ nhà mình có Quan Âm Bồ Tát, Bà Cửu Thiên Huyền Nữ với Quan Công á. Mà sao người VN mình hay thờ hình Quan Công lúc nào cũng có kèm theo 2 tướng Châu Xương + Quan Bình đứng 2 bên của ông hết á. Nếu có lập hội thì mình sẽ tham gia Vì sao chúng ta thờ Ông .

    @tuannokia: thật ra trong tình huống đó, người ta ngưỡng mộ cả Quan Vũ lẫn thần y Hoa Đà luôn. Hoa Đà đã dùng cái gọi là phân tâm đại pháp, cho Quan Vũ đánh cờ, mãi mê tập trung chú ý vào ván cờ nên kg để ý lắm đến vết thương. Nhưng có lẽ phương pháp này chỉ thích hợp với Quan Vũ thôi. Chứ kiểu như mình dù có tập trung thế nào thì cũng làm sao chịu nổi khi bị cạo xương :|
     
  6. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    tonycuteo
    Thành Viên Cấp 4

    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 1

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Đến từ: Đâu có tửu sắc, đó có tui
    Bạn này thờ Quan nhị ca bớt sắc một tí hehe Ông k thích đâu Vì sao chúng ta thờ Ông . - 2
    "Chí tại Xuân Thu, công tại Hán
    Trung đồng nhật nguyệt, nghĩa đồng thiên"


    QUAN BÌNH

    Quan Bình chưa rõ năm sinh nhưng nếu căn cứ vào tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì có thể ông sinh vào khoảng năm 190. Ông là người Hà Bắc. Thân phụ của ông là Quan Định, một người dân thường. Năm 200, Quan Vũ sau khi qua 5 ải, chém 6 tướng đến Hà Bắc tìm Lưu Bị thì ghé qua nhà Quan Định. Quan Định bèn xin Quan Vũ nhận Quan Bình theo. Quan Vũ chưa có con nên nhận Quan Bình làm con nuôi. Khi đó, Quan Bình mới 10 tuổi.

    Năm 211, Lưu Bị nhận lời Lưu Chương vào Tây Xuyên để giúp Lưu Chương chống lại Trương Lỗ. Lưu Bị đem 5 vạn quân và 1 số tướng vào Tây Xuyên trong đó có Quan Bình. Tuy nhiên sau đó Lưu Bị và Lưu Chương có mâu thuẫn nên xảy ra chiến tranh giữa 2 người. Năm 213, Bàng Thống là quân sư của Lưu Bị bị tướng Thục là Trương Nhiệm bắn chết, Lưu Bị phải bảo Quan Bình đem thư cầu cứu về Kinh Châu giao cho Khổng Minh. Khổng Minh nhận được thư, bèn dẫn Trương Phi, Triệu Vân vào Tây Xuyên, giao Kinh Châu lại cho Quan Vũ và Quan Bình.

    Năm 219, Ngô và Ngụy liên quân đánh Kinh Châu. Khổng Minh sai Quan Vũ và Quan Bình tấn công Phàn Thành của Tào Nhân để chống lại quân Ngụy. Quan Vũ chiếm được Tương Dương, sau đó lại tiêu diệt quân cứu viện của quân Ngụy do Vu Cấm, Bàng Đức chỉ huy kéo đến Phàn Thành. Tuy nhiên sau đó quân Ngô đánh úp Kinh Châu, Từ Hoảng kéo quân đến giải vây Phàn Thành đánh bại Quan Bình, khiến Quan Vũ phải kéo về Kinh Châu tuy nhiên Kinh Châu đã mất nên đến ở tạm Mạch Thành ( nay thuộc Hà Bắc). Sau đó Quan Vũ và Quan Bình trên đường chạy về Tây Xuyên bị quân Ngô bắt được, cả 2 cha con đều bị hành hình. Quan Bình mất năm 219, khi mất ông khoảng 29 tuổi


    LƯU BỊ

    Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc).Ông là con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác.



    Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng vì cảm động vì lòng chân thành nên ra khỏi lều tranh, giúp ông trị nước.

    Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ.

    Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến thẳng xuống Hạ Khẩu, Lưu Bị lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tào ở Xích Bích, hình thành cái thế chân vạc.



    Năm 214, Lưu Bị giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ, nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ông có cả đất Kinh Châu và Ba Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống chết trong cuộc chiến.

    Năm 219, Quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ Hán Trung.

    Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), Lưu Bị tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đô ở Thành Đô.


    Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, chém Quan Vũ, khiến Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông. ("sử Trung Quốc" của Nguyễn Hiến Lê).

    Năm 221, Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.


    TRƯƠNG PHI

    Trương Phi ( sinh chưa rõ - mất 221) là một danh tướng của nước Thục thời Tam Quốc. Ông thường được biết đến là một viên tướng nóng nảy, đối xử tốt với cấp trên nhưng không đối xử tốt với cấp dưới.

    Trương Phi lấy con gái của Hạ Hầu Uyên làm vợ, khi cô bị quân của Trương Phi bắt được trong một lần vào rừng kiếm củi. Họ có 2 con gái. Con gái lớn trở thành hoàng hậu Thục Hán sau khi cưới Lưu Thiện với Gia Cát Lượng làm ông mai. Sau khi con gái lớn của Trương Phi mất vì bệnh, Gia Cát Lượng lại một lần nữa làm mai để cưới con gái nhỏ của Trương Phi cho Lưu Thiện. Cô em nối tiếp cô chị làm hoàng hậu nước Thục.

    Trương Phi được miêu tả cụ thể trong tiểu thuyết Tam Quốc chí của Trần Thọ. Một vài nguồn còn cho rằng ông là một hoạ sĩ tài năng.

    Trương Phi bị tuỳ tướng của mình là Trương Đạt và Phạm Cương sát hại khi đang chuẩn bị cuộc tấn công Đông Ngô để báo thù cho người anh kết nghĩa của mình là Quan Vũ. Trương Đạt và Phạm Cương sau đó trốn sang Đông Ngô.
     
  7. bocap2duoi Thành Viên Cấp 5

    Người Vnam Thờ Trần Hưng đạo Cũng Dc Rồi
     
  8. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    Tôi cũng muốn thỉnh tượng ngài về chiêm bái nhưng đáng tiếc k thấy nơi đâu có tôn tượng .Hy vọng sau này các nàh mỹ nghệ sẽ tạo những bức chân dung vừa đủ thờ tại tư gia .
    Quan công hay Đức Thánh Trần đều là những con người Chánh nghĩa dù không làm lễ thờ để chân dung các ngài cũng giúp ta học nhiều ở cuộc đời và tính cách Vì sao chúng ta thờ Ông .
     
  9. tonycuteo Thành Viên Bạch Kim

    Hì hì, cái Đến Từ đó để vậy cho vui thôi mà Vì sao chúng ta thờ Ông .
    Nếu nói về Hưng Đạo Vương thì cũng có nhiều điều để nói lắm. Mình từng đọc 1 số tài liệu về ông, trong đó có chi tiết mình ghi nhớ là Trần Hưng Đạo là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu. Theo như tích truyện thì Trần Liễu trước khi lâm chung có căn dặn Trần Quốc Tuấn sau này phải lấy lại nhà Trần từ tay chú ruột của Trần Quốc Túân, tức vua Trần Thái Tông Trần Cảnh, khi đó, Trần QUốc Tuấn cũng đồng ý với cha để cho cha được an lòng về nơi chín suối. Nhưng thực tế ông đã kg làm như thế, mà luôn hết mực phò tó cho Trần Thái Tông, lặp được biết bao chiến tích. Ông được phong làm Quốc công tiết chế (tương đương với Tổng Tư Lệnh trong quân đội ngày nay), tức là người nắm giữ mọi sức mạnh quân sự, cũng có cơ hội để cướp ngôi, nhưng cái đạo nghĩa quân thần và tấm lòng trung của ông đã kg làm như thế. Đúng là 1 nhân cách vĩ đại đáng được xưng tụng là Thánh Vì sao chúng ta thờ Ông . - 1
     
  10. tinh_chet Thành Viên Cấp 3

    Người Việt không thờ ông này, chỉ thờ Ông Nam Hải Đại Tướng Quân thôi (cá ông đó). Chán mấy cha ôm đít Tàu khựa quá!!!
     
  11. tonycuteo Thành Viên Bạch Kim

    Tín ngưỡng mà, tôn thờ ai là chuyện của người ta, cớ sao lại gọi là ôm đít này nọ.
     
  12. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    botay bro :beated:
     
  13. BAO_NAM Thành Viên Bạch Kim

    Tư liệu hay quá , mở rộng tầm mắt , cám ơn chủ topic hén !!
     
  14. tinh_chet Thành Viên Cấp 3

    Xin lỗi mấy bác, chứ tui thì tui không chịu nổi tụi Khựa. Tui từng làm ở cty của tụi Khựa (không phải Đài Loan), tụi nó từ xưa (thời phong kiến) đến giờ vẫn coi dzân Việt mà là đồ man di. Coi thường mình lắm.:choler:
     
  15. tonycuteo Thành Viên Bạch Kim

    Tui cũng ghét bọn nào như thế á, dù gì mình cũng là dòng dõi con rồng cháu tiên cao quý chứ có đến nỗi nào đâu mà đối đãi thế. Bó tay thật!
     
  16. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    Tinh thần dân tộc của bác tôi rất lấy làm khâm phục Vì sao chúng ta thờ Ông .nhưng cái bàn của anh em ở đây chính là cái dũng của thánh nhân .Trên thế giới có nhiều thánh nhân được tôn thờ dù k cùng một quốc thổ Vì sao chúng ta thờ Ông . - 1.
    Quan ông dù là người Hán nhưng cái dũng ông người đời khâm phục .Không chỉ ở cộng đồng người Hoa chính quốc ,người Hoa tha phương mà cả người Việt .Mong bạn nhìn dưới góc độ khách quan và tâm linh hơn:haha:
     
  17. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    Tôn tượng của ngài .

    Vì sao chúng ta thờ Ông .

    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 1

    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 2

    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 3

    Vì sao chúng ta thờ Ông . - 4
     
  18. tinh_chet Thành Viên Cấp 3

    Thưa bạn, công nhận là Ông ta là người được Khựa tôn thờ vì Trung - Dũng. Tuy nhiên bạn cũng thấy rõ rằng, Ông ta trung và dũng với Chúa của Ông ta (ngừoi Hán - Tàu Khựa) không hề và không có xíu gì trung và dũng với Ông Bà Tổ Tiên của người Việt (người Kinh). Nếu cần đem việc Trung - Dũng ra bàn ở đây tui thiết nghĩ bạn nên nói đến Đức Thánh Trần, đến Bình Tây Đại Nguyên Sóai Trương Định, đến các vị trong vụ Hà Thành đầu độc mà báo chí vừa qua nói đến rất nhìu. Còn nhìu, rất nhìu tấm gương Trung - Dũng trong lịch sử Vịêt Nam mình. Nên tui nghĩ không việc gì phải nói hoặc bàn đến Ông ta (Quan Công) ở đây, ở Việt Nam mình cả.
    Xin lỗi nếu như tui nói có gì quá đáng, hoặc dù bạn nói tui có dân tộc cực đoan tui xin chịu (mặc dù tui hòan tòan không phải vậy). Nhưng với tụi Khựa thì tui không chịu nổi!!! HếtVì sao chúng ta thờ Ông . - 2
     
  19. dodocdao Thành Viên Cấp 4

    Cám ơn bạn , mỗi người một quan điểm mà ....
     
  20. tuannokia Thành Viên Cấp 5

    dù rất căm thù bọn Tàu nhưng mình vẫn thích Tam Quốc Chí và những nhân vật trong ấy , các thánh nhân của VN ko đc công nghệ lăng xê tốt như Tàu nên vẫn ko đến đc quảng đại quần chúng ... Đời là vậy mà , chấp nhận thôi
     

Chia sẻ trang này