Tìm kiếm bài viết theo id

Hành trình đau khổ của những hoạn quan thời xưa

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi King Of Men, 3/12/11.

ID Topic : 4243406
Ngày đăng:
3/12/11 lúc 13:02
  1. King Of Men Thành Viên Cấp 6

    Tham gia ngày:
    29/9/11
    Tuổi tham gia:
    12
    Bài viết:
    3,102
    Cuộc đời hoạn quan đi từ nỗi đau thân xác đến sự sung sướng vật chất nhưng luôn thiếu thốn, đau khổ về mặt tinh thần.
    Những dụng cụ dùng để yêm cát.
    Hành trình đau khổ của những hoạn quan thời xưa
    Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu và tồn tại đến năm 1996, khi vị hoạn quan cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa là Tôn Diệu Đình qua đời, đặt dấu chấm hết cho tầng lớp này.
    Loại trừ những người khi sinh ra đã có khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục, đa số các hoạn quan phải trải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát" (hay cung hình, tàm thất, hủ hình hay âm hình…). Theo Nam tinh thái giám khốc hình, có 4 phương pháp để thiến con trai: cắt toàn bộ âm kinh và dịch hoàn, chỉ cắt bỏ dịch hoàn, đè cho vỡ nát dịch hoàn, cắt bỏ ống dẫn tinh. Sách Mạt đại thái giám bí văn còn liệt kê một phương pháp thiến nữa là dùng dây cột chặt dịch hoàn của đứa bé hoặc cho đứa trẻ uống một thứ thuốc tê gọi là ma tuý dược, rồi dùng kim chích nhiều lần vào dịch hoàn đứa trẻ, lâu dần thực khí mất công năng, bị chết đi.
    Sau khi đã cắt bỏ bộ phận sinh dục, phần bị cắt bỏ đó được gọi là “bảo cụ” và được lưu giữ cẩn thận bằng những thủ thuật đặc biệt, coi như một món đồ quý. Trước hết “bảo cụ” được tẩm vôi bột để cho khỏi thối và hút hết những máu mủ còn trong đó để cho được khô ráo, sau đó dùng vải hay giấy bản lau sạch rồi mới đem ướp trong hương liệu để cho dầu thấm vào, đặt trong bao bằng lụa, cất trong hộp gỗ rồi hàn kín lại. Người ta chọn ngày lành tháng tốt đưa chiếc hộp đó đến từ đường họ người bị thiến, cung kính treo chiếc hộp đó trên xà nhà. Sau đó mỗi năm, họ lại rút cái hộp đó lên cao thêm một chút, ý chúc tụng cho người bị yêm hoạn phục vụ trong triều đình được thăng quan tiến chức.
    Hành trình đau khổ của những hoạn quan thời xưa - 1
    Bức ảnh một hoạn quan Trung Quốc nổi tiếng nhất thế giới.
    Việc gìn giữ "bảo cụ" có hai lý do. Thứ nhất, mỗi khi được thăng thưởng, thái giám phục vụ trong cung đình đều phải trình cho thượng quan xem bảo cụ để chứng minh rằng quả thực mình đã được tịnh thân. Lý do thứ hai, là khi người đó chết đi, lúc tẩm liệm, người ta sẽ hạ phần thân thể bị cắt ra còn đang treo trên xà nhà xuống, may cho dính lại chỗ cũ, còn tờ yêm cát thư (đơn tình nguyện xin cắt bỏ bộ phận sinh dục) sẽ được đốt trước linh sàng để người chết được khôi phục nguyên trạng thân thể, dưới cửu tuyền còn mặt mũi mà nhìn lại cha mẹ tổ tiên, nếu có đầu thai thì kiếp sau cũng được toàn vẹn thân thể.
    Chính thủ tục này cũng gây nên nhiều chuyện trớ trêu, hoặc bị đao tử tượng giữ “bảo cụ” làm của riêng để sau này bán lại hoặc những ai muốn thăng quan thuê nhưng lại không giữ được món đồ của mình vì bị thất lạc hay bị kẻ gian ăn cắp mất. Mỗi khi có biến loạn ở kinh thành, nhiều thái giám đã hoảng hốt chạy đi tìm “bảo cụ” của mình, có khi tranh cướp nhau để mong được chết toàn thây.
    Mặc dù bị thiến, vẫn có những hoạn quan vẫn hoang tưởng rằng họ có thể "mọc" lại được. Chính vì niềm tin đó, đời Thanh đã có luật lệ rằng tiểu thái giám nhập cung rồi sau ba năm sẽ phải qua một kỳ "tiểu tu", năm năm qua một kỳ "đại tu" để những thái giám chuyên môn xét lại xem ngọc hành có "trùng sinh" hay không. Theo sách Thần Viên Tạp Thức, thái giám thường thích ăn các loại thức ăn tráng dương và dùng những toa thuốc như Mẫu cẩu cảnh tán, Thiên khẩu nhất bôi ẩm, Ngọc cảnh trùng sinh phương... để mong trở lại bình thường.
    Về phần diện mạo, người đã bị yêm cát thay đổi rất nhiều, trở nên có nhiều nữ tính, không mọc râu, không lộ hầu, ngực nhô lên, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu, da dẻ cũng nhẵn nhụi hơn trông chẳng khác gì đàn bà giả đàn ông. Vì phần đùi và chân nở nang ra nên thái giám thường đi chân chữ bát, bước ngắn mà nhanh. Thái giám cũng dễ trở nên phì nộn, mặc dầu da thịt thường nhão nhoẹt nhưng đến già lại teo đi nên những người có tuổi da dẻ lại nhăn nheo hơn bình thường, khiến thái giám bốn mươi tuổi trông già như người già tám mươi.
    Nhiều gia đình muốn con làm thái giám để được hưởng lộc vua nên thuê bảo mẫu đặc biệt chăm sóc đứa trẻ. Bà vú này mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến nó đau đến khóc thét lên, cơ quan sinh dục dần bị hủy hoại...
    Người bị thiến ngoài những thay đổi thể chất, tinh thần cũng ảnh hưởng nặng nề và chính vì thế, họ trở nên độc ác, nhỏ nhen, tàn nhẫn khác với người thường. Ngoài ra, thái giám vì bị khiếm khuyết các cơ ở hạ bộ nên thường hay bị són nước tiểu ra quần, thành thử nặng mùi nên cũng hay bị chế giễu.
    Cuộc đời một hoạn quan đi từ nỗi đau thân xác đến sự sung sướng vật chất nhưng luôn thiếu thốn, đau khổ về mặt tinh thần. Người xưa vốn rất coi trọng nhiệm vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường). Vì thế, họ bị người đời coi thường, khinh rẻ. Sống với mặc cảm ấy, họ luôn bị sự dằn vặt làm cho đau khổ, nhất là đối với những người bất đắc dĩ vướng vào cái nghiệp oan trái này. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu. Đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa. Vì vậy, họ níu vào chùa để nương nhờ hương khói mai sau và đã có những thời, thái giám trở thành một tầng lớp cách biệt.
    Tác giả Carter Stent miêu tả về việc yêm cát ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau: "Người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp, một người giữ chặt bụng, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt. Người thái giám lập tức được những đao tử tượng dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra. Nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết..."
    _NHƯNG Xưa nay người ta vẫn nghĩ, các Thái giám (hoạn quan) ở trong hoàng cung của triều đình phong kiến chỉ là những người đàn ông đã bị thiến (tịnh thân). Nhưng đó chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp, còn trên thực tế thì có cả các nữ thái giám!
    Mặc dù, nam thái giám là chủ yếu và rất có thế lực, thậm chí các thái giám như An Đức Hải, Lý Liên Anh đã làm loạn cả hậu cung nhà Thanh, nhưng việc sử dụng nữ thái giám để quản lý hậu cung vẫn là một cách lựa chọn được coi là sáng suốt của các hoàng đế. Vì vậy, bên cạnh các nam hoạn quan như truyền thống, trong một số triều vua, người ta thấy xuất hiện cả các nữ thái giám.
    Nếu như các nam thái giám phải chịu “tịnh thân”, tức là phải chịu đau đớn để cắt bỏ sinh thực khí trước khi vào cung, thì đối với các nữ thái giám, việc tác động làm họ trở thành một phụ nữ không hoàn chỉnh có vẻ phức tạp hơn nhiều.
    Đã có một số giả thuyết về giải pháp “hoạn” họ như khâu hẹp hay làm biến dạng sinh thực khí... nhưng giả thuyết có vẻ hợp lý được nhà văn Lỗ Tấn gọi là “U bế” trong tác phẩm “Bệnh hậu tạp đàm”.
    Hành trình đau khổ của những hoạn quan thời xưa - 2
    Đây là một biện pháp rất tàn bạo: người ta dùng gậy nhỏ đập vào bụng người phụ nữ để cho dạ con sa xuống, không thể thụ thai, mang thai và sinh đẻ được.

    Trong xã hội phong kiến xưa kia, nhất là ở Trung Quốc - một xã hội nổi tiếng về trọng nam khinh nữ, thì việc phụ nữ làm quan rất hiếm. Việc trong hậu cung xuất hiện những nữ quan, rõ ràng là xuất phát từ việc các hoàng đế đề phòng những nam thái giám ở cạnh họ mà thôi. Nếu không thì đâu đến lượt phụ nữ được vào cung làm quan.
    Nữ quan - tức nữ thái giám theo cách gọi của dân gian - đã có từ rất sớm. Đời Hán có tài nữ Ban Chiêu nổi tiếng, đến đời Tống thì có nữ Tiến sỹ Lâm Diệu Ngọc, đời Đường có nữ Hiệu thư Tiết Đào, đời Minh có “Nữ năng nhân” Vạn Quý Nhi. Họ đều là các nữ quan trong cung, đều là các nữ thái giám.
    Lịch sử của nữ quan ở Trung Quốc có từ rất lâu. Trong quy định về chế độ quan chức đời Chu cách đây 3000 năm đã thấy ghi về nữ quan.
    Trong sách “Chu lễ. Thiên quan” có mục “Nữ lại” trong đó ghi rõ: Nữ lại là chức lễ chủ quản vương hậu, nắm nội trị, nội chính trong cung. Nhà Chu đặt ra 8 chức nữ quan.
    Đời Hán có các nữ quan: Ngự trưởng, Cung trưởng, Trung cung học sự lại; đời Đường hoàn thiện hơn, có tới 6 nữ Thượng quan, gồm: Thượng cung, Thượng nghi, Thượng phục, Thượng thực, Thượng tẩm, Thượng công, ngoài ra còn có Tư ký, Điển ký, Chưởng ký... tổng cộng có tới 200 nữ quan.
    Hành trình đau khổ của những hoạn quan thời xưa - 3
    Đến đời Tống có Tư quan lệnh, 6 Thượng thư, 24 tư chính, châu lại...Sang triều Minh thì chế độ nữ quan còn hoàn thiện hơn cả đời Đường.

    Nữ quan hoàn toàn khác với các cung phi, diện mạo, sắc đẹp không phải là thứ chủ yếu ở họ, họ vào cung không phải để làm phi tần cho hoàng đế, ban đầu cũng không có quan hệ tình dục với hoàng đế.

    Như thời Minh, nhiều nữ quan khi được vào cung tuổi đã 30 - 40, đều sống độc thân. Nhiệm vụ của nữ quan rất tạp nham: người thì nắm văn ấn, chuyên ghi chép việc ăn ngủ nghỉ của hoàng đế theo giờ giấc, kể cả việc “lâm hạnh” với ai, tình hình thụ thai của phi tần; có người phụ trách việc dọn dẹp vệ sinh; có người lại chuyên phụ trách việc truyền thụ kỹ xảo giường chiếu cho hoàng đế, tiến hành dạy dỗ chuyện phòng the bằng cách tự lấy mình để dẫn dắt cho các hoàng thái tử.

    Dĩ nhiên, khi các hoàng thái tử nổi hứng thì các nữ quan có thể trở thành công cụ tình dục cho họ, có người thậm chí trở thành hoàng phi...

    Nhưng dù nữ quan nhiều đến mấy cũng không quản được hậu cung của hoàng đế. Những chuyện rắc rối, vượt rào của các cung phi thì triều nào cũng có, làm sao mà quản được trái tim của phụ nữ?

    Hoàng đế Chu Nguyên Chương nhà Minh quản hậu cung rất nghiêm. Cung phi nào mà nghe nói có chuyện léng phéng là ông cho xử tử ngay.

    Các bà phi Quách Ninh, Lý Hiền, Cát Lệ đều bị xử chết vì chuyện vượt rào tư tình đến tai hoàng đế. Họ bị nhét vào túi gai mang chôn ngoài đồng, thế nhưng sau đó trong hậu cung vẫn không dứt lan truyền những tin đồn về bà phi nọ kia “ăn vụng”.

    Sau khi dưới cống nước có một xác hài nhi bị vứt, Hồ Phi, người rất được Chu Nguyên Chương sủng ái bị ông nghi ngờ và giết chết, về sau người ta đã chứng minh được là bà bị chết oan.

    Tượng nữ thái giám

    Hồ Thái Hậu thời Bắc Ngụy cưỡng bức đàn ông phải tư thông với mình. Sách “Lương thư. Dương Hoa truyện” ghi: Có một chàng trai trẻ là Dương Hoa đẹp trai khỏe mạnh, Hồ Thái Hậu nghe tin, sai bắt về để phục vụ, Dương Hoa sợ quá phải bỏ trốn. Thái Hậu tiếc quá, đặt ra một khúc ca gọi là “Dương Bạch Hoa ca từ”, bắt người trong cung ngày đêm ngâm nga, nghe rất não nề.

    Những hành vi lăng loàn của cung phi như kiểu Hồ Thái Hậu hoàn toàn có thể hiểu được. Mấy chục, có khi cả trăm người phụ nữ đang kỳ thanh xuân hừng hực sinh lực mà chỉ có mỗi một người đàn ông là hoàng đế thì làm sao có thể làm họ thỏa mãn được. Chính vì vậy trong cung xuất hiện nhiều cung phi luyến ái đồng tính.

    Đời Minh Hiến Tông, một cung nữ không chịu cảnh vò võ một mình đã bắt hai cung nữ ăn mặc giả trai, đêm đêm lên giường vày vò cho thỏa, không ngờ bị hoàng đế bắt gặp, hai cung nữ đáng thương kia đã bị lôi ra đánh đến chết.

    Có cung phi dù biết rõ nam thái giám là người “vô dụng”, nhưng vẫn muốn cùng ăn, cùng uống như vợ chồng. Đời Minh, chuyện thái giám tư thông với cung phi không phải là điều hiếm.

    Một lần, Minh Thành Tổ Chu Lệ nổi giận cho giết chết các cung nữ vì chuyện đó. Trước khi chết, một cung nữ lớn tiếng mắng vua: Ông là kẻ liệt dương, chúng tôi tư thông với thái giám thì có tội tình gì?

    Một số nữ quan còn đóng vai trò quản lý đời sống tình dục trong cung. Tuy thế lực không mạnh như hoạn quan, nhưng một khi nữ quan và hoạn quan cấu kết với nhau thì lại có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí gây nên họa trong cung.

    Đời Minh, công chúa sau khi lấy chồng phải vào ở tại Thập vương phủ trong cung. Khi đó, hoàng đế cử đến cho con gái một nữ quan già luôn ở bên cạnh để hầu hạ. Nữ quan này gọi là “quản gia bà”, có quyền quản lý khá lớn.

    Phò mã ở ngoài cung muốn vào vui vầy với vợ là công chúa ở trong cung, luôn phải đối mặt với một vật cản lớn là “quản gia bà”, phải hối lộ cho bà ta nhiều tiền bạc mới được vào, vì nếu không có lời truyền cho phép ra ngoài cổng thì phò mã không thể vào với vợ được.

    Vì thế đã xảy ra nhiều chuyện bất hạnh. Người chồng của công chúa em gái hoàng đế Minh Thần Tôn, do hối lộ không đáp ứng yêu cầu của “quản gia bà” nên không được bà ta cho vào với vợ, kết cục mắc chứng suy nhược thần kinh mà chết khiến công chúa phải ở góa cả đời.

    Nữ thái giám Một lần, công chúa yêu của Minh Thần Tôn cho gọi phò mã vào cung nhưng khi đó viên nữ quan quản lý lại đang mải uống rượu vui thú với tay hoạn quan mà bà ta đem lòng yêu.

    Đợi mãi không thấy nữ quan truyền đạt cho vào, phò mã cứ vào với vợ. Sau đó, khi biết chuyện, nữ quan rất tức giận bèn giả cớ say rượu lôi phò mã khỏi giường đuổi cổ ra ngoài cung rồi mắng mỏ công chúa một hồi.

    Công chúa rất tức, định sáng hôm sau sẽ bẩm báo với cha mẹ, nhưng không ngờ nữ quan lại cáo hơn, “kẻ ác đi cáo giác trước”, nên khi công chúa mới gặp mẹ chưa kịp mở miệng đã bị bà chửi cho một chặp.

    Phò mã sau khi bị đuổi khỏi cung, định vào để thanh minh với nhạc phụ, nhạc mẫu, nào ngờ tay hoạn quan “bồ” của nữ quan đã cử người đợi sẵn đánh cho một trận tơi tả.

    Vụ việc được làm to chuyện, phò mã bị buộc tội vô lễ, bắt đi học lại lễ nghi phép tắc và phạt 3 tháng không được vào cung với vợ. Bà nữ quan được điều đi giữ chức khác, còn gã hoạn quan thì chẳng hề hấn gì.

    Còn có một loại nữ quan khác trong cung là những nữ y, gọi là “Y bà”. Trong cung cũng có các quan ngự y nam, nhưng họ chỉ khám bệnh cho cánh đàn ông là chính, khi khám bệnh cho phụ nữ họ phải khám gián tiếp. Vì vậy, các nữ lang y được tuyển chọn vào cung để khám bênh, điều trị cho hậu, phi, các công chúa...

    Nhìn chung, những nữ y được tuyển chọn vào cung đều có tố chất cao, thái độ làm việc nghiêm túc. Họ dùng y thuật của mình để giúp điều trị những chứng bệnh khó nói cho cánh phụ nữ trong cung, giúp họ kìm nén chế áp tình dục, có khi lại giúp tăng cường dục tính, dưỡng thai thậm chí phá thai.

    Tuy nhiên, xét trong sử sách Trung Quốc thì không thấy có ghi chép chuyện nữ y can thiệp chuyện chính trị cung đình hay gây nên đại loạn.
     
  2. djfatpig Thành Viên Kim Cương

    Bài viết hay quá, thanks bạn!
     
  3. spider_135_135 Thành Viên Cấp 3

    hay, thanks chủ thớt
     
  4. no name? Thành Viên Cấp 4

    sợ quá. hix. xh pk kinh thật
     
  5. convitcon85 Thành Viên Bạch Kim

    hồi xưa sao ác quá nhỉ ><
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. Grreexpress,
  2. TROI.OI.701,
  3. kieunguyen91,
  4. trinhdathong87,
  5. a&t pro,
  6. fiveth,
  7. Quangphong282,
  8. jindo123
Tổng: 1,306 (Thành viên: 8, Khách: 1,264, Robots: 34)