Tìm kiếm bài viết theo id

Tìm hiểu về các loại gỗ và từ chuyên môn

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi honglyvx, 25/3/14.

ID Topic : 7275460
Ngày đăng:
25/3/14 lúc 17:17
  1. honglyvx Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/3/14
    Tuổi tham gia:
    10
    Bài viết:
    1
    Theo chân chồng chuyên bán đồ gỗ, mới thu thập được 1 số đặc điểm các loại gỗ và những từ chuyên môn post lên chia sẻ cho mọi người:
    - Gỗ ngọc am: gỗ được người dân bản địa khai thác từ các gốc rễ còn sót lại trong rừng. Gỗ Ngọc Am có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tắm bằng bồn gỗ Ngọc Am giúp cơ thể thải độc tố, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa rôm sảy, giúp tinh thần tỉnh táo. Mùi thơm từ gỗ Ngọc Am xua đuổi côn trùng tạo mùi thơm dễ chịu đặc trưng nếu để trong phòng. Bên cạnh tác dụng về dược tính, gỗ Ngọc Am được dùng như một biểu tượng tâm linh, các tượng gỗ, tượng thế, tràng hạt, gối đầu... được làm bằng gỗ Ngọc Am được người xưa coi như một biểu tượng giúp xua đuổi tà khí, đón rước thịnh vượng.
    - Gỗ xá xị: vỏ màu xám nâu, hoa lưỡng tính, lá đơn nguyên mọc cách. Gỗ có vân đẹp, mịn đều. Đặc biệt phần rễ cho loại tinh dầu, nguyên liệu chế biến nước giải khát đang bán phổ biến trên thị trường. Hương thơm như nước xá xị.
    - Gỗ nghiến: là loại gỗ được lấy từ cây nghiến (Burretiodendron hsienmu). Đây là một loại gỗ có tính cơ học cao, rất cứng, dai, bền, không mọt, mối, dù chôn xuống đất vẫn thế. Người dân một số vùng núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng) dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v. Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo.
    - Gỗ thủy tùng: Gỗ Thủy Tùng là một loại gỗ nằm trong sách đỏ và loại gỗ này chưa tìm ra cách nhân giống nên... Những khúc gỗ thủy tùng đục tượng Quí vị thấy trên mạng hoặc thực tế ngoài là những khúc gỗ đã ngâm hàng vài chục năm đến hàng trăm dưới hồ và đầm lầy, do đó nó rất là quý hiếm. Gỗ Thủy Tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau: Về màu xanh đen, xanh ngọc bích, Tím, Vàng, Đỏ, Về Vân thì có vân chỉ, chuối, nhiều khi không có vân.
    - Nu: là thuật ngữ chuyên môn của ngành Lâm nghiệp chỉ những phát triển riêng biệt của loài cây. Ví dụ như do Sâu bênh, sét đánh hoặc do bị đốn hạ nữa chừng. Cây sẽ sinh ra những bướu sùi dị thường để phản ứng với điều kiện sinh trưởng hiện tại, chỗ bị thương đó sẽ phát triển khác đi gọi là Nu. Thực tế là tỷ lệ thành bướu rất thấp, có khi hàng trăm cây mới được một cây có nu, quá trình hình thành bươu tạo ra ni giống như trầm hương trên thân cây đó.
    - Lũa: là phần lõi cây cứng nhất còn sót lại của các gốc cổ thụ khô sau khi cây bị chết. Là phần gốc, lại là lõi nên gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt, mục nát và các tác động của nắng, mưa, côn trùng hay dòng chảy của nước... gỗ lũa thường chỉ có ở những loài cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng, Chính vì vậy, lũa tìm được ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũa đó. Với trí tuệ sáng tạo và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, gỗ lũa có thể được điêu khắc, đục chạm đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra người ta còn kết hợp gỗ lũa để trang trí hòn non bộ hay dùng tạo bố cục cho hồ thủy sinh.
     
  2. tú_bình_đạt Thành Viên Cấp 2

    nhà bác co gỗ trắc ko?pm e nha
     

Chia sẻ trang này