Tìm kiếm bài viết theo id

3 phương pháp xác định khẩu phần ăn cho người đái tháo đường

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi khuongphong, 10/12/19.

ID Topic : 9434520
Giá bán:
90,000,000 đ
Điện thoại liên hệ:
0938826070
Địa chỉ liên hệ:
26/2A Trần Quang Diệu, P.13, Q.3, TP.HCM, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh (Bản đồ)
Ngày đăng:
10/12/19 lúc 16:21
  1. khuongphong Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/10/19
    Tuổi tham gia:
    4
    Bài viết:
    5
    Ăn uống là yếu tố rất quan trọng, giúp người đái tháo đường cân bằng mức glucose huyết mỗi ngày. Tuy nhiên, để chọn lựa một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đồng thời xác định đúng khẩu phần không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết sau, Ngày Đầu Tiên xin giới thiệu đến bạn 3 phương pháp đo khẩu phần ăn chuẩn cho người đái tháo đường.

    Phương pháp 25:50
    3 phương pháp xác định khẩu phần ăn cho người đái tháo đường
    Đây là cách xác định khẩu phần ăn cực kỳ đơn giản, dựa trên chính chiếc đĩa ăn hằng ngày của bạn. Phương pháp này tăng khẩu phần rau củ quả và giới hạn lượng tinh bột. Bạn chia chiếc đĩa (đường kính khoảng 23cm) thành 3 phần theo công thức: 25% chất đạm (protein), 25% tinh bột và 50% rau củ. Đi kèm với đĩa ăn là một phần trái cây tươi và nước uống (sữa không béo, trà thảo mộc…). Khi chế biến món ăn, bạn nên dùng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu nành, dầu hạt cải, không nên dùng bơ, mỡ có nguồn gốc động vật.
    Tìm hiểu thêm về khẩu phần ăn chuẩn cho người đái tháo đường

    Đếm lượng carbohydrate trong khẩu phần
    3 phương pháp xác định khẩu phần ăn cho người đái tháo đường - 1
    Carbonhydrate (carbs) trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose, ảnh hưởng rất lớn đến mức glucose huyết của người đái tháo đường. Việc đếm lượng carbs nạp vào cơ thể giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn lẫn glucose huyết trong cơ thể. Lý tưởng nhất, bạn nên ăn cùng một lượng carbs mỗi ngày, nhất là khi đang uống thuốc điều trị đái tháo đường hoặc tiêm insulin.

    Mỗi người bệnh cần lượng carbs khác nhau, tùy thuộc vào hoạt động thể chất và loại thuốc đang sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để hiểu rõ lượng carbs phù hợp cho mình là bao nhiêu. Thông thường, bạn có thể ăn khoảng 45-60gr carbs mỗi bữa, sau đó tăng/giảm cho phù hợp. Các loại thực phẩm chứa carbs bao gồm ngũ cốc (gạo trắng, gạo lức, bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc, mì ống, bánh quy, khoai tây, đậu, ngô, trái cây tươi, sữa và thực phẩm làm từ sữa…), các loại thực phẩm ăn liền và cả trong rau củ quả (dưa chuột, cải bắp, bông cải xanh…).

    Người đái tháo đường cũng có thể xác định lượng carbs dễ dàng bằng cách xem thông tin ghi trên bao bì của thực phẩm. Tổng lượng carbs thường bao gồm đường, tinh bột, chất xơ. Nếu bạn đang giảm cân, hãy chọn loại thực phẩm có ít calories. Ngoài ra, để phòng bệnh lý tim mạch và đột quỵ, bạn nên ưu tiên thực phẩm ít chất béo, ít muối.

    Xác định chỉ số GI (Glycemic Index)
    3 phương pháp xác định khẩu phần ăn cho người đái tháo đường - 2
    Chỉ số GI (hay còn gọi là chỉ số đường huyết thực phẩm) dùng để phân loại thực phẩm dựa trên lượng carbohydrate cũng như độ ảnh hưởng lên mức glucose huyết của người đái tháo đường. Thực phẩm chứa GI càng cao thì càng không tốt cho người đái tháo đường. Bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm có mức GI khác nhau để vừa đa dạng hóa bữa ăn, vừa đảm bảo cân bằng glucose huyết. Tương tự như lượng carbs, tổng số GI cho mỗi người cũng rất khác nhau. Cách tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định mức GI cơ thể nên nạp vào mỗi ngày.

    – Thực phẩm chứa GI thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 55%): Bột mì nguyên chất, mì ống, lúa mạch, bún, hủ tiếu, bánh phở, khoai lang, bắp, đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, đa số trái cây và rau củ.

    – Thực phẩm chứa GI trung bình (56 – 69%): Bánh mì làm từ bột nguyên cám, bánh mì đen, yến mạch nguyên cám, gạo lức…

    – Thực phẩm chứa GI cao (trên 70 %) cơm trắng, bánh mì trắng, bột yến mạch ăn liền, bí đỏ, khoai tây, bánh gạo, bỏng ngô, quả dứa và các loại dưa.3 phương pháp xác định khẩu phần ăn cho người đái tháo đường - 3
     

Chia sẻ trang này