Tìm kiếm bài viết theo id

ae 5s dạo này sao rồi

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi poorguy1985, 22/7/16.

ID Topic : 8522046
Ngày đăng:
22/7/16 lúc 19:46
  1. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Góc người tốt việc tốt

    Võ sư một chân ở công viên Tao Đàn

    TP HCMViệc mất một chân từ năm 21 tuổi không thể ngăn cản ông Tạ Anh Dũng trở thành một võ sư, một tay vợt bóng bàn xuất sắc hay chạy marathon như người lành lặn.

    8h sáng, trong công viên Tao Đàn, nhìn người đàn ông một chân nhảy dây nhẹ nhàng như con chim chuyền cành, nhóm du khách nước ngoài không giấu nổi sự tò mò. Sau khoảng 10 phút, ông chống tay xuống đất, bật người trồng cây chuối, cơ bắp nổi cuồn cuộn, một du khách quay sang nói nhỏ với bạn: This is Chinese kungfu (đây là võ Trung Quốc). Nghe vậy, người đàn ông ngừng tập, chống nạng đến trả lời: No, Vietnamese ancient martial arts (Không, đây là võ cổ truyền Việt Nam).

    ae 5s dạo này sao rồi
    Võ sư Tạ Anh Dũng nhảy dây khởi động trước buổi tập. Ảnh: Diệp Phan.

    "Võ cổ truyền và dân tộc là hai niềm tự hào của tôi", người đàn ông tự giới thiệu là võ sư Tạ Anh Dũng (60 tuổi) nói. Khi được hỏi về cái chân bị mất, ông kể, năm 21 tuổi trong một lần đi biển đánh cá, bị tai nạn, vào bệnh viện chậm trễ nên vết thương hoại tử, phải cắt chân trái qua đầu gối.

    Ngày đầu làm quen với "cuộc đời một chân", ông ngã nhào vì không giữ được thăng bằng mỗi khi nhảy lò cò. Với nhiều người, đây có thể là bi kịch rất lâu mới có thể vượt qua, nhưng cậu thanh niên 21 tuổi tên Dũng một tuần sau đã bắt đầu tập đạp xe và bơi với lời nhủ thầm: "Chân đã mất đi không mọc lại được, nhưng mình phải sống tiếp".

    Việc tập luyện từ sớm giúp cái chân còn lại khoẻ hơn, ông đặt cho mình một thử thách mới: Chơi bóng bàn. Với người lành, bóng bàn là môn thể thao khó bởi đòi hỏi di chuyển nhanh nhẹn, sức bật tốt. Khi mới chơi, vài đường bóng đã khiến ông vã mồ hôi, không đỡ nổi. Người bạn đánh bóng chậm, có ý nhường, ông Dũng tỏ ý không hài lòng bảo: "Anh đánh đàng hoàng đi, tôi theo được". Hơn một năm sau, ông chơi giỏi môn bóng bàn và trở thành huấn luyện viên cho các em nhỏ ở Trung tâm thể dục thể thao quận 5 (TP HCM).

    24 tuổi, ông lập gia đình và bốn đứa con lần lượt ra đời. Để mưu sinh, ông làm đủ nghề rồi gắn bó với công việc giao báo. Mỗi ngày, chất hơn 1.000 tờ báo lên chiếc xe đạp thồ, người đàn ông cần mẫn len lỏi khắp thành phố. Không ít lần, ông ngã sõng soài do lực đạp không đủ để vượt dốc cầu.


    Năm 1988, trong lúc đi giao báo, ngang qua lớp võ cổ truyền Kim Kê Tây Sơn Nhạn, ông đứng lại xem. Nhìn vị sư phụ già đi quyền, nỗi nhớ cha cũng là một võ sư và niềm đam mê võ thuật từ hồi 4 tuổi bùng cháy trở lại. Hôm sau, ông đến xin học võ.

    ae 5s dạo này sao rồi - 1
    Bước di chuyển của ông Dũng trong bài đao thuật vững chãi và khoẻ khoắn. Ảnh: Diệp Phan.

    Ngày đầu đến lớp, ông luyện đứng tấn, một học viên khác nói sau lưng: "Có một chân thì học võ, đánh đấm kiểu gì". Không đáp lời, ông nghĩ trong đầu "tôi học cho mình, chứ không học để thể hiện cho người ta thấy".

    Việc tập bóng bàn trước đó đã cho ông sức bền và phản xạ nhanh nhạy. Những động tác, thế võ người lành làm được, ông Dũng cũng làm tốt không kém. Thuần thục bài tập bật người trên một chân, ông chuyển sang tập bật lưng. Ròng rã suốt hai tháng, lúc thành công cũng là lúc xương sống sưng tấy khiến ông phải nằm nghiêng ngủ một thời gian dài. Ông tâm niệm: "Con đường mình đi chắc chắn sẽ giẫm gai nhọn, phải học cách bước qua cái gai, nếu giẫm rồi thì phải học cách nhổ cái gai ra để mà đi tiếp". Ông đã chứng minh bằng việc đạt chuẩn võ sư cấp 18/18 năm 39 tuổi và chuyển hẳn sang dạy võ.

    Suốt năm, ông Dũng không nghỉ luyện võ ngày nào, thậm chí mồng một Tết vẫn theo đoàn múa lân biểu diễn kiếm thêm thu nhập. Bốn năm nay, ông thôi không đi nữa, Tết ở nhà với con cháu và đi thăm họ hàng. "Nhưng đến mồng hai, tôi đã thấy mình cần phải "nạp pin" nên lại phải ra công viên đi vài đường quyền", vị võ sư già nói.


    Quảng cáo

    Đại võ sư quốc tế Lê Kim Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền TP HCM chia sẻ: "Trong các cuộc thi võ thuật, ông Dũng tham gia như một thí sinh bình thường. Ông ấy sử dụng được nhiều loại binh khí nên dùng nó để hỗ trợ ra đòn tấn công, thay cho chân trái đã mất rất lợi hại".

    ae 5s dạo này sao rồi - 2
    Lớp võ của ông Dũng ở công viên Tao Đàn thường có trên dưới 10 môn sinh. Ảnh: Diệp Phan.

    Tưởng như học võ và trở thành võ sư đã là một kỳ tích thì chuyện ông tham gia giải chạy marathon khiến nhiều người "không thể tin được". Năm 1992, ông Dũng đăng ký tham dự cuộc thi marathon quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại TP HCM. Ông mất gần hai giờ để hoàn thành quãng đường 3,5 km bởi "bước chạy" của ông là sức bật của một chân. Thấy ông có vẻ mệt, xe cấp cứu đi theo suốt một km cuối cùng.

    5 cuộc thi marathon tiếp theo tổ chức tại TP HCM, ông Dũng vẫn là vận động viên khuyết tật duy nhất tham gia. "Mục đích chỉ là muốn phá bỏ giới hạn của chính mình", ông chia sẻ.

    Chiều đến, vị võ sư đón hai đứa cháu ngoại ở trường về lớp võ. "Ngày xưa cùng con đi tập, thoáng cái giờ đã chở cháu. Chắc thầy cũng già rồi phải không mấy đứa?", ông nói vui với những học trò của mình.

    Diệp Phan
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/19
    Cá Mập chiên xù thích bài này.
  2. choixongjong Thành Viên Vàng

    Ờ, ngại quá. Tui đã...che ae 5s dạo này sao rồi
     
  3. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương



     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/19

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. tritai85,
  2. tritai916,
  3. lekhanhlonghcm,
  4. PhuocPhan85,
  5. leqquanglong,
  6. lemanhtranggin
Tổng: 1,117 (Thành viên: 6, Khách: 1,099, Robots: 12)