Tìm kiếm bài viết theo id

Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ

Thảo luận trong 'Phụ Kiện Sinh Vật Cảnh' bắt đầu bởi MR.ECH, 14/8/13.

ID Topic : 6885908 - Số lần up bằng SMS: 70
  1. MR.ECH UY TÍN = MẠNG SỐNG

    Tham gia ngày:
    14/1/12
    Tuổi tham gia:
    12
    Bài viết:
    7,447
        • Cơ sở sản xuất bẫy dò Tư Vũ Sài Gòn
        • Xin kính chào quý khách hàng gần xa trên mọi miền tổ quốc!
          • Hotline, Zalo: 0905 23 64 23
          • Facebook: Bẫy Dò (Tư Vũ Sài Gòn)
          • Liên hệ: Mr.VŨ: 0905 23 64 23

            Địa chỉ: Cao Ốc Moonlight Park View, 36-40 Đường số 7, P.An Lạc A, Q.Bình Tân, Tp.HCM


            Bản đồ địa chỉ:
          • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ
        • Như hầu hết Anh em Cu thủ chúng ta đều công nhận: Trong thời buổi con Cu gáy nó ngày càng tinh khôn và khó bắt được bằng lụp cây thì lối đánh mồi Đất kết hợp cắm Dò được xem như giải pháp ưu việt và cực kỳ hiệu quả.
        • Thấu hiểu điều đó và để đáp ứng nhu cầu chất lượng bộ dò ngày càng khắc khe và tinh xảo, cơ sở sản xuất bẫy dò Tư Vũ Sài Gòn đã không ngừng nghiên cứu cải tiến và tiếp thu mọi phản hồi tích cực từ quý khách hàng trên mọi miền đất nước trong suốt nhiều năm qua. Cho đến nay, từng sản phẩm của cơ sở đã đạt đến đẳng cấp gần như hoàn hảo -Siêu bền bỉ về chất liệu - Siêu nhạy về tính năng - Đỉnh cao về thẩm mỹ...Từng chi tiết trên sản phẩm đều được chế tác bởi bàn tay của những người thợ lão luyện trong nghề.
        • Và qua đây cũng xin tri ân nhiều Anh, Em, Bạn hữu thời gian qua đã rất nhiệt tình tạo điều kiện để những sản phẩm của Bẫy Dò Tư Vũ Sài Gòn được đến với các Cu thủ, Kê thủ ở một số nước lân cận như Lào, Thái, Mã Lai, Campuchia... qua hình thức giao lưu, biếu tặng!
        • Chân thành cảm ơn!

      • Công dụng:
      • Ngoài Cu Gáy, nhiều loài chim khác cũng đánh được bằng Dò như Cuốc (Quốc), Bìm Bịp, Sơn Ca, Se Sẻ, Sáo, Choè Than, Choè Lửa, Gà rừng, Gà Nước (Cúm Núm)...và tất nhiên mỗi loài sẽ có 1 loại Dò chuyên trị.
      • -------------------------------------------------------------------------------
      • CẬP NHẬT: 6/5/2019

      • Trước hết xin lưu ý Anh Em nhé: Riêng dòng sản phẩm Dò bẫy Cu Gáy và Dò bẫy Gà Rừng của Vũ có 100% chân cắm được làm từ inox không gỉ được nhuộm tối và trải qua quá trình tôi hồng ngoại nên có đặc tính siêu cứng, siêu bền, chân cắm inox đòi hỏi kỹ thuật gia công phức tạp, tinh xảo và đẳng cấp . Tuyệt đối không làm từ những chất liệu kém bền khác như Nhôm, Đồng, Thau, Thép...Khi mua dò Anh Em nhớ hỏi kỹ chi tiết này nhé!
      • Sau đây là danh mục và hình ảnh thật sản phẩm:

      • *Dò bẫy Cu Gáy 1:
      • Kiểu chữ C:<Hàng Đặc Biệt cáp siêu dai, chân Inox, dây siêu bền>
      • *Cáp se 4:
      • 100.000₫/bộ 7 chân
      • 140.000₫/bộ 10 chân
        -Mã SP: XV4
      • *Cáp se 7:
      • 112.000 ₫/bộ 7 chân
      • 160.000 ₫/bộ 10 chân
      • -Mã SP: XV7

      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 1

        *Dò bẫy Cu Gáy 2:
        Kiểu chữ U, dò bật:<Hàng Đặc Biệt - Cải tiến - Siêu nhạy>
      • *Cáp se 4 :
      • 105.000₫/bộ 7 chân
      • 150.000₫/bộ 10 chân
        -Mã SP: XB4
      • *Cáp se 7 :
      • 120.000₫/bộ 7 chân
      • 170.000₫/bộ 10 chân
      • -Mã SP: XB7

      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 2
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 3
      • *Dò bẫy Cu Gáy 3:
      • Kiểu chữ O, dò Mã Lai:<Hàng Đặc Chủng - Chống rối - Đánh cỏ>
      • *Cáp se 4 :
      • 112.000₫/bộ 7 chân
      • 160.000₫/bộ 10 chân
      • -Mã SP: XM4
      • *Cáp se 7 :
      • 126.000₫/bộ 7 chân
      • 180.000₫/bộ 10 chân
      • -Mã SP: XM7

      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 4


        *Dò bẫy Sơn Ca:
        <Hàng chuẩn - Siêu mảnh>
      • 112.000₫/bộ 7 chân
      • 160.000₫/bộ 10 chân
      • -Mã SP: SC4
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 5


        *Dò bẫy Bìm Bịp:
        <Hàng chuẩn - Siêu bền> 200.000₫/bộ 10 chân
      • -Mã SP: BB4
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 6


        *Túi rút Cu bổi: (chất liệu thun Thái)
      • 25.000₫/cái
      • -Mã SP: TT4
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 7


        - Dò bẫy Gà rừng:
        <Hàng thường> 250.000đ/bộ 20 chân
        -Mã SP: G20K
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 8
      • <Hàng Cao Cấp> 490.000đ/bộ 20 chân (cáp Nhật se 7, chân inox, dây chống xoắn siêu bền)
        -Mã SP: G20V

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 9

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 10

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 11
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 12
      • - Dò bẫy chim Quốc (Cuốc):
        <Hàng chuẩn> 300.000đ/bộ 20 chân
        -Mã SP: Q20Cn
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 13


      • - Lưới cung bẫy chim Cút: 40.000đ/cái
        -Mã SP: CT8

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 14


        -Bội úp Cu mồi (lồng chụp mồi đất):
        <Hàng xịn Inox siêu bền size ...32-34-36-38...> 180.000đ...210.000đ/cái
        -Mã SP: BX6S (Inox xịn trắng sáng)

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 15
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 16
      • -Mã SP: BX6T (Inox xịn nhuộm tối)
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 17
      • -Mã SP: BX4S (Inox xịn trắng sáng, dây cứng)
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 18

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 19
      • -Mã SP: BX4T (Inox xịn nhuộm tối, dây cứng)
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 20


        -Lụp bẫy Cu (lồng lưới sập):
      • <Hàng loại 1> 1.500.000₫/cái (cầu tử 30cm, áo lụp quai đeo, hủ, cóng hoàn chỉnh)
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 21
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 22
      • <Hàng loại 2> 1.300.000₫/cái (cầu tử 37cm, áo lụp quai đeo, hủ, cóng hoàn chỉnh)
        -Mã SP: LL37KSAQ
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 23

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 24
      • -Áo Lụp Cây: 120.000₫/cái (Chất liệu dù Thái, quai đeo tăng giảm)
      • -Mã SP: ALQ4
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 25
      • -Lụp đờn cò (lụp gáo):
        <Hàng loại 1> 850.000đ/cái
        -Mã SP: LGX6
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 26


        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 27


        -Sào gác Lụp: Nhôm 1 ly 2, khoá siêu bền: 4 khúc, 5 khúc, 6 khúc..., 4m -> 7m
      • Giá: 600.000₫ -> 700.000₫
      • -Mã SP: SNP1.2
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 28

        -Câu liêm siêu bén: 100.000₫/cái
      • -Mã SP: CL8
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 29
      • -Dây buộc chân mồi trần:
        *Dây Cu gáy:
        <Hàng Việt Nam> 350.000đ/bộ
        -Mã SP: DCVN
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 30
      • <Hàng Malaysia> 600.000₫/bộ
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 31
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 32
      • -Linh kiện dây mồi trần:
        *Dây tập Cu mồi trần: 40.000₫/sợi 5cm (chất liệu dây siêu bền)

        -Mã SP: DT05

      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 33
      • *Dây nuôi Cu trần:
      • -Chống xoắn bằng ma-ní: 70.000₫/sợi 60 cm
        -Mã SP: DN60.M
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 34
      • -Chống xoắn bằng khoen đôi: 110.000đ/ sợi 60 cm
        -Mã SP: DN60.K
      • Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 35
      • *Nọc ghim: 120.000₫/cây (chất liệu Inox + Thau)
        -Mã SP: N1205
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 36


        *Khoen đôi chống xoắn: 40.000₫/cái (chất liệu Thau siêu bền lỗ 2.5 mm)
        -Mã SP: KH8

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 37

        *Dây Gà rừng: <hình ảnh sản phẩm đang được cập nhật>
        ------------------------------------------------------------------------------------
        • Nhận gửi hàng đi toàn quốc.
        • -Giao hàng miễn phí từ 03 bộ trở lên (áp dụng cho Dò Cu, Dò Gà, Dò Cuốc, Dây buộc chân mồi trần).
          -Giảm giá từ bộ thứ 10
          -Phí giao hàng chuyển phát nhanh khi mua dưới 03 bộ:
          *Dò Cu
          : 20.000đ/đơn hàng

          *Dò Gà, Dò Cuốc: 25.000đ/đơn hàng
          *Dây buộc mồi trần:
          30.000đ/đơn hàng

          ***Tất cả hàng sẽ được trao tận tay AE bằng chuyển phát nhanh bảo đảm qua Bưu điện, tối đa 03 ngày là nhận được hàng. Không tính CN & ngày Lễ.

          -------------------------------------------------------------------------------


        • -----------------------------------------------------------------------

          Phương thức thanh toán linh hoạt:

          1/Nhận hàng và thanh toán tiền mặt tại điểm giao dịch.

        • 2/Chuyển khoản:
          N
          GUYỄN ĐỨC VŨ
          *NH Đông Á: 0103418328 Chi nhánh: SGD-DAB
          *NH AgriBank: 1606205695875 Chi nhánh: An Phú - Tp.HCM


          3/Nhận hàng trước - Thanh toán sau (phí phát sinh 10.000đ/lần giao hàng)

          XEM VIDEO HƯỚNG DẪN CÁCH CẮM BẪY DÒ CƠ BẢN TẠI ĐÂY
      • Chia sẻ với AE kinh nghiệm bẫy Cu Gáy bằng Dò + Mồi đất (Nguồn: sưu tầm)
        Hãy gọi : Mr.VŨ - 0905 23 64 23
        -------------------------------------------------------------------------------

        Trước tiên là Video đánh Cu gáy trên nhiều địa hình khác nhau cho AE tham khảo (Nguồn: sưu tầm)


        ***Mồi đất cột chân đánh Bờ thửa lối dẫn hẹp nên rất hiệu quả (dính bổi phút 1:14):

        ***Mồi đất cột chân đánh bãi cỏ ven đường - ưu điểm là Bổi khó phát hiện ra Dò lẫn trong cỏ (dính bổi phút 4:19)

        -------------------------------------------------------------------------------
        Kiến thức giăng dò bẫy Cu gáy căn bản:
        -Bài 1:
        Một vài kiểu giăng dò cơ bản: (đối với mồi úp bội)

        -Bài 1:
        Một vài kiểu giăng dò cơ bản: (đối với mồi úp bội)
        Khi đi bẫy Cu Gáy bằng mồi đất (úp bội) chúng ta có rất nhiều cách giăng dò để bắt bổi, nhưng để đạt hiệu quả cao, hôm nay tôi xin trao đổi cùng các Cu thủ một vài kiểu giăng dò phổ biến như sau:

      • 1.
        Giăng kiểu hàng rào:
        Kiểu này giăng thẳng như cái hàng rào vậy, dò này nối với dò kia thành một đường dài (Áp dụng đối với bãi đánh là khu đất rộng)
        - Ưu điểm: Bổi chỉ cần băng ngang qua là té ngay, đi kiểu nào cũng dính.
        - Khuyết điểm: dễ bị bổi phát hiện.

      • 2.
        Giăng hình chữ chi hay zíc zắc:
        Kiểu này tức là giăng một dò bên phải, một dò bên trái (so le), cứ phải trái nối nhau.
        - Ưu điểm: Bổi khó phát hiện ra dò.
        - Khuyết điểm: Còn khoảng trống và nếu bổi không đi ngay dò thì khó dính bổi.

      • 3.
        Giăng hình chữ T:
        Kiểu này cắm dò từ trong bội úp trở ra 2 cây dò thì cắm quay ngang mỗi bên 1 cây (đối với bộ dò 7 cây), mỗi bên 2 cây (đối với bộ dò 10 cây) xong lại cắm tiếp trở ra ngoài (Áp dụng đối với bãi đánh là bờ thửa).

      • 4.
        Giăng dò hình chữ ngẫu:
        Đối với bãi đánh hẹp mà không phải là bờ thửa (ví dụ như đánh trên nấm mã đất chẳng hạn).

        @ Những chiêu dành cho bổi trận khôn dò:
        [*]Giương Đông kích Tây: (Chỉ áp dụng đối với những chú bổi cực hay thôi, chứ bổi thịt thì bỏ đi là thượng sách).
      • Ta cắm một bộ dò sáng cho lộ, cố tình cho nó thấy.
        Sau đó cẩn thận cắm một bộ trong cỏ ngụy trang cho thật khéo, có thể lấy những ngọn cỏ ống, dùng que xom đất cho có lỗ rồi cắm những ngọn cỏ ấy xuống. Nhưng nếu bổi vẫn khôn dò thì ta có thể : Vẫn ngụy trang và không cắm dò cho bổi xuống đá với mồi thoải mái rồi sau đó đuổi bổi lên và ra cắm dò.

        [*]Tóm lại: Giăng dò theo kiểu gì, bày binh bố trận ra sao? ... còn tùy theo ý của mỗi người chơi lựa chọn sao cho phù hợp, tương ứng với từng bãi đánh mà thôi, miễn sao bắt được bổi là đạt được mục đích.

        @ Một số kinh nghiệm trao đổi cùng các bạn:
        [*] Về lý thuyết như trên là thế, tuy nhiên cũng xin lưu ý cùng các bạn một vài kinh nghiệm từ bản thân như sau:
        - Khi cắm dò ta cắm sao cho chân dò hơi nghiêng về phía trước, như thế khi con bổi đưa chân vào và tuốt khoen ra nhanh hơn.


        [*]- Cắm dò làm sao cho cái đầu cần cách mặt đất khoảng 1cm (nếu sát mặt đất thì khả năng dính móng là rất cao - đồng nghĩa với sẩy).

        [*]- Nên thường xuyên sửa những cọng dò sao cho nó có cùng một độ cong nhất định như nhau, theo mình thì từ chân dò trở lên tầm 2 cm thì sửa sao cho nó thẳng với chân dò, còn từ đó trở về phần ngọn (nơi buộc dây khoen) ta sửa cho có độ cong theo hình chữ C nằm úp.

        [*]- Tính toán làm sao khi ta úp bội có khoản cách bằng chiều cao của cây cội, và tránh làm sao cho con mồi hạn chế bị chói ánh nắng khi nhìn con bổi.


        [*]- Riêng đối với những con bổi có âm giọng là thổ chúng ta nên chọn bãi úp bội sao cho tương đối tối và không cần tính khoản cách giữa bội úp và cây cội.

        @ Một số kinh nghiệm khi cắm dò trên nhiều nền đất khác nhau:
        - Nền đất thịt cứng: ta phải làm cho tơi đất bằng cách tưới nước, hay dùng que cứng xom trước cho có khe nhỏ rồi mới cắm dò, như thế khi chim đi vướn phải dò cần dò bật êm, khoen tuốt ra đều. Ngược lại khoen sẽ bị cần dò bật quá nhanh, vòng thòng lọng thít lại nhanh hơn, trong khi chân chim chưa đưa hẳn vào vòng nên dễ bị dính móng là như thế.
        - Nền đất cát mềm (nhưng không bủn) thì trước khi cặm dò ta nên dùng chân, hay hòn đá nện nhẹ sao cho đủ độ cứng giữ vững chân dò. Ngược lại đất quá mềm chim chưa đưa chân vào vòng, thì chân dò đã ngã thì làm sao mà cần dò bật khoen ra chứ?


        Lưu ý:
        Một số địa phương gần bãi biển nên thường hay gặp những nền đất cát bủn và cách xử lý:
        - Bội úp: tìm những hòn đá to chôn bên dưới và dùng dây cuộc dính với cái bội.
        - Chân dò: để cắm dính và cứng chân dò ta có thể dùng nguyên liệu sẵn có như sau:
        + Dây rau muốn biển (có nhiều ở bãi biển) chôn dưới cát và cắm dò vào đó.
        + Tàu chuối hay bẹ chuối (nếu có chuẩn bị mang theo) chôn dưới cát và cắm dò vào đó.


        Một vài hình ảnh minh hoạ:

        1. Giăng kiểu hàng rào:

        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 38
      • 2. Giăng hình chữ chi hay zíc zắc:
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 39
      • 3. Giăng hình chữ T:
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 40
      • * Một vài kiểu giăng dò điển hình đối với Mồi Trần:
        Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 41Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 42Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 43Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 44Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 45
      • -Bài 2:
        Những kỹ thuật giăng dò cơ bản:
      • 1. Giăng kiểu hàng rào: Kiểu này giăng thẳng như cái hàng rào vậy, dò này nối với dò kia thành một đường dài.
        - Ưu điểm: Bổi cứ muốn qua bên kia hàng rào là cho nó vào túi rút ngay.
        - Nhược điểm: Hơi lộ, dễ bị bổi phát hiện.

      • 2. Giăng hình zíc zắc: (còn được gọi là hàng rào thưa) tức là giăng một dò bên phải, một dò bên trái, cứ phải trái nối nhau.
        - Ưu điểm: Bổi khó phát hiện ra dò.
        - Nhược điểm: Nếu bổi không đi thẳng vào dò mà đi xéo thì khó mà dính bổi.

      • 3. Giăng hình chữ L, chữ U, chữ C ...

      • 4. Giăng một chùm hay một lùm (y như rừng cây vậy)
        - Ưu điểm: Bổi chỉ cần sà xuống cái lùm này coi như toi đời ...
        - Nhược điểm: Rất dễ bị bổi phát hiện.

      • 5. Giăng hở - kín (ngoài hở trong kín ... anh em thông cảm nghen cái này do mình đặt tên nói cho dễ hiểu ... ) Cái này khó diễn tả quá ... giăng chừa đường cho con bổi đi từ ngoài vào khi con bổi bị con mồi dụ lọt vào hiểm địa ... vùng hiểm địa này mình gọi là vùng kín vào thì dễ ra thì khó, giăng kiểu này hơi rắc rối.

      • 6. "Dương Đông kích Tây" là chiêu hiệu quả vô cùng. Chiêu này như sau:
        - Giăng một bộ dò chặn đường chạy của bổi (chạy vào đá mồi)
        - Giăng một bộ dò sàn (chặn đường đi loanh quanh của con bổi).
        - Giăng một tay dò ẩn (bộ dò này thường giăng trong cỏ hoặc trong lớp lá khô ...). Khi con bổi từ trên cây sà xuống nó sẽ vừa gù vừa chạy, có con vừa gù vừa đi đến chỗ con mồi, nếu con bổi không biết dò thì ta đã bắt nó khi nó chạy qua bộ dò chặn, nếu nó khôn hơn thì ta sẽ bắt nó ở bộ dò sàn, còn nếu nó quá tinh ... quá trận nó sẽ né dò chặn và dò sàn ... nó sẽ đi ra xa dần nơi nguy hiểm, lúc này phải nhờ vào tài năng của con mồi dụ nó vào ... nó sẽ tìm cách đến bên con mồi nhưng không bao giờ đi đến vùng tử địa ... nên nhất định nó sẽ đi vào trong cỏ hoặc lá khô tìm đường vào ... vô tình bị bộ dò ẩn xích chân ... thế là cho nó vô túi rút luôn nghen.

      • 7. Những chiêu dành cho bổi trận:
        - Giương Đông kích Tây, như trên có nói cắm một bộ trong lá hoặc cỏ ngụy trang cho khéo. Sau cắm thêm vài bộ cho lộ, cố tình cho nó thấy.
        - Chim càng trận cắm càng ít dò, càng gần bội càng tốt.
        - Cắm dưới chân một hòn đá hay khúc cây nhỏ cao chừng 10cm sao cho khi chim leo lên rồi bước xuống là vừa tầm.
        - Lúc đầu khoan hãy cắm dò, cứ để mặc bổi xuống vỗ mồi vài phát cho nó tự tin rồi ra cắm (mồi phải lỳ mới dùng chiêu này, nhớ nghen).
        Còn nhiều cách cắm dò nhưng phải tùy địa hình và tập tính của từng con bổi. Cách này không được thì dùng cách khác.
        Nói tóm lại giăng kiểu nào... tùy vào mỗi người thích chọn lựa mà thôi nhưng dù sao đi chăng nữa bạn cũng nên dự đoán con bổi bay về đậu ở cây nào và sà xuống đất chỗ nào, chạy đến đâu ... tùy vào từng tình huống, từng địa hình cụ thể mà ta có chiến thuật đối phó hợp lý nhất.
        Chạy đường trời cho khỏi nắng mưa ... con vật làm sao có thể khôn hơn con người được ... có đúng không các đồng chí.

      • *Cách giăng dò đối với mồi có chụp:
        Ta chọn vị trí thuận lợi thả mồi ...nhưng ta phải đoán được hướng rơi xuống, sà xuống của con bổi ...ta giăng 1 bộ dò từ chụp thẳng đến hướng cây thế "hướng Bắc 1 bộ giăng thẳng". Hướng Nam ta che chắn bằng cỏ, sao cho bổi không tấn công được con mồi từ phía sau lưng ...Hướng Đông ta giăng dò hình chử L hơi nghiêng hay chử C cũng được ...Hướng Tây tương tự như hướng Đông ...
        - Chú ý đừng giăng dò sát bội quá vì con mồi lúc buồn buồn nó thò mỏ gắp mấy cọng cỏ , gắp luôn mấy cọng dò.....rồi ta tự hỏi tại sao con bổi cứ đi qua đi lại mà vẫn không dính ...
        Đi rừng có khi ta chỉ cần giăng 1 bộ dò là đủ nhưng phải giăng hình chữ U ( dò đầu và cuối sát bội, đoạn cong ở giữa quay đến hướng cây thế ...).
      • *Cách giăng dò đối với mồi đất đánh trần:
        Mỗi người đều có một phong cách chơi riêng không ai giống ai nhưng nếu bạn sử dụng mồi dây đánh trần mà không theo một quy luật thống nhất thì sẽ khổ thân cho con mồi của bạn. Do đặc thù của con mồi dây đánh trần là thường để đuôi dài nên cách giăng dò cũng có phần hơi khác một tí so với mồi đất úp bội, vụ này không giăng kỹ thì con bổi nó đá bể con mồi như chơi. Còn nhớ lần đầu đi đánh mồi dây, cũng làm ụ đất cho mồi đứng, cũng giăng dò rất cẩn thận nhưng khi bổi về cứ ngang nhiên vào đá mồi bịch bịch, sợ mồi bể mình ra đuổi, sửa lại dò…. bổi lại rớt xuống tiếp nhưng vẫn không bắt được con bổi đó đành ra về tay không, khi về nhà nghĩ tức lắm vì khi mua mồi ông chủ của nó có dặn "Chơi mồi đánh trần con phải cẩn thận, chỉ cần một sơ xuất nhỏ là “mất mạng” … có khi bị bổi đá bể luôn, ông ấy còn hướng dẫn sơ sơ cách cắm dò, mình tiếp thu ngay vậy mà đã mấy lần xuất trận, ra rừng lại cứ về tay không ... rồi lại nghĩ hay là cách giăng ấy có vấn đề. Rồi một ngày nọ mình thả con mồi ra chỉ cách chổ núp có 3 đến 4m, khi con bổi sà xuống, đá một trận, hai bên thi nhau sàn qua sàn lại gáy gù inh ỏi và sau đó là đá giáp lá cà, lông rụng lã chã còn mình thì ngồi im quan sát không dám ra đuổi. Đây cũng là lần đầu tiên xem chim cu đá và sau đó là dính. Cũng từ lần núp này mà mình đã nghiệm ra cách cắm hiệu quả, sau này khi đi đánh rừng chỉ giăng đúng một bộ dò là đủ.
        - Trước tiên bạn làm cho nó cái ụ đất và bạn lấy ụ đất đó làm chuẩn hay tâm điểm.
        - Bạn ước lượng cọng dây chân dài bao nhiêu, cộng thêm chiều dài của cái đuôi chim (nếu bạn không tính được điểm này thì khi giăng dò con mồi đi vòng vòng, có con sẽ mổ và kéo mấy cọng dò sút hết hoặc bị cái đuôi quét tuột hết dò nên khi bổi đáp xuống đi qua đi lại ngay vùng tử địa mà cứ ung dung là vậy).
        - Sau khi ước lượng được độ dài cần thiết thì chúng ta bắt tay vào việc giăng dò (à nếu là con mồi dạn thì ta thả nó ra cho nó đứng lên ụ đất trước sau đó mới giăng dò, còn nếu con mồi hơi nhát thì ta giăng dò trước sau đó mới thả nó ra, nhớ nghen).
      • *Cách giăng:
        - Giăng một cái vòng tròn lớn bao quanh con mồi và ụ đất , sau đó giăng ra các tia (y như hình mặt trời và các tia nắng vậy), cách này tốn nhiều bộ dò.
        - Giăng hình vòng cung, cắm từ chân dò số 1 đến chân dò số 7, 3 chân còn lại ta giăng vuông góc kéo ra ngoài cột vào cục chì, như tia nắng và mặt trời giăng 2 đến 3 bộ còn khu vực trống ta dùng cỏ che chắn lại không cho bổi đi lối đó.
        - Ta cũng có thể giăng một bộ dò hình bán nguyệt còn hai bộ khác ta giăng hình chữ C ... Chỗ trống ta dùng cỏ che chắn.
        - Khi đi rừng thì bạn nên tìm một địa hình có lợi nhất khi ta thả con mồi, ép cho nó vào một góc sân , bên mặt trước ta làm một cái sân bằng phẳng, sao cho khi con bổi muốn tiếp cận với con mồi phải đi qua cái sân này, “chỉ một đường duy nhất " ta chỉ cần giăng đúng một bộ là đủ. (Cái này nghệ thuật nghen). Nếu giăng nhiều bộ dò thì:
        - Bộ thứ nhất ta giăng hình bán nguyệt, canh sao cho con mồi đánh trần khi đi lại đuôi nó không quẹt vào các chân dò.
        - Bộ thứ hai ta giăng hình chữ chi.
        - Bộ thứ ba ta giăng ngay phần cỏ ngụy trang sau lưng con mồi, bộ này chuyên bắt mấy anh bổi trận.
        - Cách giăng khác ba bộ đều giăng chử L ...
        * Nhìn chung giăng dò là cả một quá trình nghệ thuật, không phải chỉ là học một ngày, một bữa mà lĩnh hội được ngay mà phải trải qua thực tế, chiêm nghiệm từ từ, từ đó chọn lọc ra cách hiệu quả nhất, ưng ý nhất. Tại sao có người giăng ba bộ dò mà bắt được cả ba con, có người cũng giăng ba bộ, mới bắt được có một con mà đã dính với nhau hết rồi, lo gở dò mệt nghỉ.


        *Chuẩn mực khi cắm dò:
      • 1. Mỗi bộ dò phải được neo bằng một cục chì dẹt hoặc vuông nặng 100-120g (không nên dùng chì tròn vì dễ rối dò khi dính bổi ở địa hình dốc), không nên neo cố định bộ dò vào gốc cây, cọc, hoặc vật quá nặng vì khi dính bổi khoẻ nó sẽ giật rất mạnh, nếu là dò đểu sẽ đứt dò -> sẩy bổi, nếu là dò xịn thì cho dù có dính cổ chân cũng đi toi cái móng thới - cái này phải hết sức lưu ý, gian nan lắm mới bắt được con bổi hay mà để bị què thì tiếc đứt ruột. Nhớ nghen!
      • 2. Dò cắm xuống đất phải ngay thẳng, dây tóm phải song song mặt đất, gần chạm đất (nếu ta cắm quá sâu dây tóm chạm đất khi có gió thổi lá cây hay cỏ khô bay qua dính vào dây, đè lên dây ... khó mà dính bổi, ta nên chú ý đến điều này).

        3. Không được cắm dò ngã ngửa ra sau vì khi dò bị ưỡn như vậy rất khó dính chân bổi ... đôi khi lại dính cổ chim dẫn đến bổi bị chết nếu ta không phát hiện sớm .
      • 4. Không được cắm dò quá chúi (cắm đầu xuống) vì cắm như vậy thường hay dính móng, dò không xịn là sẩy bổi.

        Tóm lại, đánh Cu gáy bằng Mồi đất cắm Dò là phương thức đánh bẫy mang đậm chất Nghệ thuật & Chiến thuật, trên đây chỉ là những kinh nghiệm mang tính chất căn bản và phổ cập, tuỳ vùng miền, tuỳ địa hình và tuỳ tập tính chim bổi của từng nơi mà các Cu thủ sẽ phải ứng biến và sáng tạo ra những chiêu thức có thể gọi là "ngón nghề" cho riêng mình.
        Chúc AE Cu thủ chinh phục được những con bổi chiến!

      • Hãy gọi:
        Mr.VŨ - 0905 23 64 23

        AE ghé qua tiện tay UP dùm, mình sẽ trả lễ nghiêm chỉnh. Cảm ơn AE đã xem tin!
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/5/19
  2. MR.ECH UY TÍN = MẠNG SỐNG

    Đang cập nhật Clip hướng dẫn nhé! Thanks AE!
     
  3. white_wolf "Mod box Thú Nuôi"

    Bạn cho mình hỏi là giò cu và Sơn ca là dùng chung hay là riêng từng loại vậy bạn ? Vì so về thể trạng thì 2 loại này chênh lệch nhau quá ! Vì cũng đang quan tâm đến mấy Bộ giò này !
     
    tỷ phú tương lai thích bài này.
  4. MR.ECH UY TÍN = MẠNG SỐNG

    Dùng chung nha bạn.
    Bạn nói đúng, Cu Gáy và Sơn Ca có thể trạng khác nhau, bộ bẫy giò này được nghiên cứu và chế tác dựa trên đối tượng chính là Cu Gáy, khi bẫy Sơn Ca thì tùy vào địa hình mà ta chỉnh góc nghiên của bẫy so với mặt đất để đạt hiệu quả cao nhất (Thực tế vài lần là bạn sẽ có kinh nghiệm). Còn với Cu Gáy thì đã chuẩn không cần chỉnh. Thân!
     
  5. noel2411 Thành Viên Kim Cương

    *Gắn trên cây để khuất phục những con chim đấu khôn không vô lụp như Chào Mào, Than, Lửa, Mi,...
     
  6. Laptop Đăng Khoa Thành Viên Cấp 2

  7. Xem thêm bình luận
  8. Laptop Đăng Khoa Thành Viên Cấp 2

    Nhấn Nút Up Bên Topic Giúp Mình Nhé Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ
     
  9. Laptop Đăng Khoa Thành Viên Cấp 2

    Hãy Nhấn nút Úp Chủ Đề thay vì comment Phụ mình nha các bạn. Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ
     
  10. anhdung89 Thành Viên Cấp 2

    cách bẫy chim cu sao bạn. phải có chim mồi hả. cắm làm soa để nó đậu lên chỗ đó
     
  11. khoacomponent Thành Viên Cấp 4

    Chúc Cuối Tuần Đông Khách Nhé Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ - 1
     
  12. bupbe11 Thành Viên Kim Cương

    ***Tất cả hàng sẽ được gửi bằng chuyển phát nhanh bảo đảm qua Bưu điện, tối đa 02 ngày (với AE miền Nam, miền Trung) và 2,5 ngày (với AE miền Bắc) là nhận được hàng. Không tính T7 & CN.
     
  13. MR.ECH UY TÍN = MẠNG SỐNG

    Giao hàng tận tay cho AE trên khắp mọi miền.
     
  14. MR.ECH UY TÍN = MẠNG SỐNG

    Giao hàng tận nơi trên mọi miền Tổ quốc
     
  15. MR.ECH UY TÍN = MẠNG SỐNG

    Giao hàng tận tay trên mọi miền Tổ quốc.
     
  16. MR.ECH UY TÍN = MẠNG SỐNG

    Hàng trao tận tay trên mọi miền đất nước
     
  17. kotaro22 Thành Viên Cấp 6

    Phụ sơn cq, sắp có sơn ca con nuôi rôì Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻD
     
  18. kotaro22 Thành Viên Cấp 6

    Phụ anh, bữa nào cho em theo oánh 1 bữa nhé Buôn bán Dò bẫy Cu gáy sỉ và lẻ
     
  19. Rẻ Quạt Thành Viên Cấp 4

    hay quá hôm nào chắc ghé bác làm 1 bộ quá, còn bây giờ thì phgụ bác đã nào.
     
  20. Như Lai.Phật Tổ TRÙM SƠN CA MIỀN TRUNG

    hôm nào mua cái về quê đánh chơi thử chứ coi clip thấy hấp dẫn quá ^^
     
  21. TpHCM_ThuDuc Thành Viên Cấp 1

    Up Phụ Bạn,Lên Nào....Hàng Đẹp Giá Tốt !!!!!
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. PhuocPhan85,
  2. leqquanglong,
  3. lemanhtranggin
Tổng: 1,176 (Thành viên: 3, Khách: 1,158, Robots: 15)