Tìm kiếm bài viết theo id

Cẩm nang dành cho “sen”: Mèo bị táo bón – Nguyên nhân và cách chữa trị

Thảo luận trong 'Thú Cưng - Thú Nuôi' bắt đầu bởi Đồ Chơi Thú Cưng, 3/10/23.

ID Topic : 9904791
Giá bán:
10,000 đ
Điện thoại liên hệ:
0789396821
Địa chỉ liên hệ:
Cách mạng tháng tám, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh (Bản đồ)
Ngày đăng:
3/10/23 lúc 14:29
  1. Đồ Chơi Thú Cưng Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    3/10/23
    Tuổi tham gia:
    0
    Bài viết:
    6
    Cẩm nang dành cho “sen”: Mèo bị táo bón – Nguyên nhân và cách chữa trị
    Chế độ ăn của các bé mèo sẽ thường là thịt và chúng cũng khá ngại uống nước. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của mèo cũng rất nhạy cảm nên sẽ có khả năng cao mắc một vài vấn đề ví dụ như táo bón.

    Giống như con người, chứng táo bón ở mèo nếu như nhẹ thì có thể xử lí bằng các phương pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nặng hơn thì bạn nên đưa mèo đến các cơ sở thú ý.

    Qua bài viết này, chúng mình sẽ cùng nhau bổ sung kiến thức về vấn đề mèo bị táo bón để các con “sen” có thể hiểu hơn về “hoàng thượng” của mình nhé !
    Nguyên nhân mèo bị táo bón
    Thói quen sinh hoạt khiến mèo bị táo bón
    – Mèo khá ưa thích sự sạch sẽ và thính giác rất nhạy cảm nếu nơi đi vệ sinh của các bé bị bẩn. Chính vì vậy, bé mèo sẽ thường xuyên nhịn đi vệ sinh, chất thải bị giữ lại trong đường ruột quá lâu, dần dần sẽ khiến cho mèo bị táo bón. Bạn thường xuyên thay cát và vệ sinh chỗ mèo đi đại tiện giúp cho mèo thấy thoải mái hơn.

    Cẩm nang dành cho “sen”: Mèo bị táo bón – Nguyên nhân và cách chữa trị - 1
    Bạn cần lưu ý đến khu vực mèo đi vệ sinh để giảm nguy cơ mèo bị táo bón


    Bạn cần lưu ý đến khu vực mèo đi vệ sinh để giảm nguy cơ mèo bị táo bón

    – Mèo rất lười uống nước nên cơ thể sẽ bị thiếu nước. Thức ăn cho mèo quá khô hoặc mèo cảm thấy không thoải mái với nguồn nước thường uống. Tất cả những điều này khiến hệ tiêu hóa của mèo hoạt động không tốt và gây ra táo bón. Do đó, bạn nên hạn chế cho mèo ăn thức ăn quá khô và cần bổ sung đủ lượng đủ nước cho các bé mèo .

    – Mèo có thói quen liếm lông cho cơ thể chúng luôn được sạch sẽ. Tuy nhiên, hoạt động này cũng khiến mèo vô tình nuốt phải một lượng lông vào cơ thể. Lượng lông của mèo khi vào cơ thể sẽ như trở thành tấm lưới ảnh hưởng đến sự đi chuyển của phân ra ngoài. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng táo bón ở mèo.

    – Đối với trường hợp mèo con bị táo bón, nguyên nhân thường là do các bé chưa quen với việc đi vệ sinh . Một nguyên nhân khác có thể kể đến như mèo con thường được chủ nuôi tặng cho bạn, người thân dẫn đến môi trường sống đột ngột đổi mới, lạ nhà khiến mèo bị căng thẳng, sợ hãi.

    – Những chú mèo con còn rất nhỏ chưa được cai sữa cần được kích thích để đi đại tiện. Mèo mẹ thường làm điều này bằng cách liếm trực tràng của mèo con. Nếu mèo mẹ không làm điều này, một bé mèo con có khả năng bị táo bón trừ khi con người thường xuyên lau trực tràng của mèo con để kích thích bé đi đại tiện.

    Cẩm nang dành cho “sen”: Mèo bị táo bón – Nguyên nhân và cách chữa trị - 2
    Mèo con cần sự chăm sóc của mẹ mình trong những ngày đầu
    Những bệnh lý khiến mèo bị táo bón
    Đây là phần các “sen” cần lưu ý đến. Nếu mèo có mắc một số bệnh nền như dưới đây thì khi mèo bị táo bón, bạn tuyệt đối không được chữa trị tại nhà. Bởi vì điều này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bé mèo:

    – Mèo mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh thận rất dễ gây táo bón. Nguyên nhân là do cơ thể bài tiết quá nhiều nước tiểu làm cho đại tràng có cơ chế tự hấp thụ lượng nước từ phân mèo. Điều này vô tình làm cho phân khô và cứng hơn khiến mèo khó khăn mỗi khi đi ngoài.

    – Khi mèo có khối u hoặc bị phình đại tràng thì cũng có nguy cơ làm cho mèo bị táo bón sẽ cao hơn. Tùy theo mức độ cản trở ở đại tràng mà bác sĩ sẽ quyết định cho mèo uống thuốc, truyền dịch bù nước hay phẫu thuật.

    – Túi hậu môn bị vỡ hoặc bị ảnh hưởng cũng có thể khiến mèo của bạn bị đau khi đi đại tiện và có thể dẫn đến táo bón. Những con mèo bị béo phì có nguy cơ bị táo bón cao hơn.

    – Trong trường hợp mẹo gặp vấn đề về cột sống, cả bẩm sinh hay do tai nạn cũng khiến mèo dễ bị táo bón hơn. Bởi vì cột sống không thẳng sẽ chèn ép lên hệ tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa cũng có vấn đề.

    Mèo bị giun ký sinh trong ruột dẫn đến việc mèo bị táo bón. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh về tiêu hóa ở mèo mà các con “sen” thường gặp.

    Dấu hiệu mèo bị táo bón
    Thông thường, các lần mèo đi đại tiện sẽ cách nhau khoảng từ 24h-36h. Nếu trong trường hợp quá thời gian trên mà không có dấu hiệu gì thì khả năng cao là chúng bị táo bón.

    Nếu bạn thấy mèo ngồi rất lâu trong khay cát thì có thể mèo bị táo bón, bởi vì mèo phải rặn để cố gắng đi tiêu. Phân có lẫn dịch nhầy hoặc máu hoặc dịch nhầy. Sờ vào bụng mèo lúc này sẽ thấy rất cứng và căng.

    Mèo đi ngoài thường sẽ có phân màu nâu đậm, thành khuôn và không bị nát. Trong trường hợp mèo bị táo bón, khi đại tiện sẽ có phân rất khô và cứng. Bạn có thể tìm thấy những phân này rơi bên ngoài khay vệ sinh, vì cảm giác khó chịu khi cố gắng đi đại tiện có thể khiến mèo rời khỏi hộp vệ sinh trước khi chúng thực sự đi xong.

    Một số dấu hiệu khác nếu mèo của bạn bị táo bón mà bạn cần lưu ý đến như:

    • Rặn khi đi tiểu
    • Chán ăn
    • Sụt cân
    • Uể oải, buồn nôn
    • Có các dấu hiệu khó chịu ở bụng
    • Một số thông báo bằng âm thanh như kêu to khi đi vệ sinh. Đi ra đi vào khay vệ sinh nhiều lần liên tục.
    Cẩm nang dành cho “sen”: Mèo bị táo bón – Nguyên nhân và cách chữa trị - 3
    Cảm xúc của mèo có thể khiến mèo bị táo bón
    Cách xử lí khi mèo bị táo bón
    Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y
    Trong trường hợp muốn chứng táo bón ở mèo được giảm đi nhanh chóng hoặc tình trạng mèo bị táo bón kéo dài dai dẳng thì bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ là người có chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong việc điều trị cho mèo cưng của bạn.

    Ngoài ra, việc đưa mèo của bạn đến cơ sở thú y uy tín sẽ có những trang thiết bị cần thiết để việc chuẩn đoán tình trạng bệnh được chính xác. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cần đến sự can thiệp của y tế thì mèo của bạn có thể được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng,

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị những thông tin cần thiết cung cấp cho bác sĩ về lịch sử sức khỏe, thói quen ăn uống… những thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị mèo yêu của bạn.

    Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
    Bạn cần cho mèo uống thuốc đúng theo chỉ dẫn về liệu lượng, thời gian… mà các bác sĩ đã hướng dẫn. Nếu bạn không quan tâm và quên đi những gì bác sĩ đã tư vấn thì kết quả điều trị sẽ không hiệu quả, thậm chí gây hại cho sức khỏe của bé mèo.

    Nếu chú mèo của bạn sợ uống thuốc và khá khó khăn bạn cần thật bình tĩnh. Tuyệt đối không nên ép chúng một cách quyết liệt. Bạn có thể dùng ống nhỏ giọt hoặc bơm tiêm để cho mèo uống thuốc và thực hiện theo các bước sau

    • Nhớ đong thuốc và chuẩn bị sẵn sàng trước. Bạn cũng nên để sẵn phần thưởng cho mèo trong tay.
    • Cho mèo phần thưởng trước khi uống thuốc.
    • Đặt mèo lên bề mặt cao ngang eo như giường hoặc bàn, để hai chân sau của mèo tựa vào người bạn. Trấn an mèo bằng cách vuốt ve và xoa đầu nó.
    • Đặt bàn tay trên đầu mèo, đặt ngón cái và ngón trỏ ở hàm trên phía trước của mèo và ấn vào. Mèo sẽ mở miệng ra, nhưng có thể sẽ giơ chân quào cản trở bạn làm việc. Nếu có ai đó hỗ trợ bạn giữ vai mèo trong lúc này thì tốt.
    • Cầm bơm tiêm hoặc ống nhỏ giọt bằng tay thuận. Nhẹ nhàng đẩy ống nhỏ giọt vào giữa hàm răng sau (hoặc cạnh bên), và đưa sâu vào miệng mèo. Bóp thuốc ra khỏi ống nhỏ giọt.
    • Thưởng thêm cho mèo ngay để mèo quên đi sự việc đang diễn ra. Nếu mèo vùng vẫy và khó giữ, bạn hãy bọc chặt mèo trong chiếc khăn tắm lớn.
    • Khi cho mèo uống thuốc nước, bạn nhớ rửa ống nhỏ giọt hoặc bơm tiêm bằng nước nóng và chỉ dùng cho một vật nuôi. Vứt bỏ dụng cụ sau khi đã hoàn thành liệu trình điều trị.
    Một mẹo nhỏ dành cho bạn giúp mèo uống được hết thuốc một các dễ dàng đó là trộn thuốc vào pate và cho mèo ăn. Mùi pate sẽ át vị thuốc, chúng sẽ ăn hết sạch.

    Điều chỉnh chế độ ăn của mèo bị táo bón
    Mèo bị táo bón cần ăn gì? Các chủ nuôi cần phải để ý đến chế độ ăn của các bé mèo khi bị táo bón để giúp các bé mau chóng hết bệnh. Các vấn đề về táo bón sẽ được cải thiện nếu khẩu phần ăn hàng ngày của mèo được đảm bảo về độ ẩm cũng như chất sơ.

    Bạn có thể thử một số cách như để nước gần nhất chỗ mèo hay tăng độ ẩm, cũng như làm nhuyễn thức ăn, điều này sẽ cải thiện rất nhiều hoạt động của hệ tiêu hóa.

    Nếu mèo không hoàn toàn bị tắc ruột và vẫn ăn uống hoạt động bình thường, bạn hãy thử thêm bí ngô hoặc bí nghệ xay nhuyễn vào thức ăn của mèo để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn. Trong bí đỏ có hàm lượng chất xơ cao cũng như giữ nước tốt. Đây là một phương pháp chữa trị tại nhà hiệu quả giúp mèo chấm dứt hiện tượng táo bón.



    Cẩm nang dành cho “sen”: Mèo bị táo bón – Nguyên nhân và cách chữa trị - 4
    Bí ngô là thực phẩm giàu chất xơ cho mèo bị táo bón
    Song song với điều chỉnh chế độ ăn uống thì việc cho mèo vận động thể dục hàng ngày cũng quan trọng không kém. Thể dục đều đặn và vừa sức giúp mèo ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe dần dần cho mèo, hạn chế béo phì cũng như hệ tiêu hóa trở nên trơn tru và hấp thu tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón.

    Chúng mình mong rằng thông qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn khi các chú mèo bị táo bón và có cách điều trị thích hợp. Hơn hết, bạn nên đưa các bạn mèo đến các cơ sở thú ý thường xuyên để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của các bé. Hãy luôn yêu thương và chăm sóc các vị “hoàng thượng” của chúng ta nhé !

    Ngoài căn bệnh mèo bị táo bón thì căn bệnh mèo bị tiêu chảy cũng rất thường gặp ở mèo.
     

Chia sẻ trang này