Tìm kiếm bài viết theo id

Cảnh báo với thói quen xem điện thoại trong bóng tối

Thảo luận trong 'Thời Trang - Mỹ Phẩm' bắt đầu bởi khambacsi.com, 7/7/16.

ID Topic : 8502734
  1. khambacsi.com Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    7/6/16
    Tuổi tham gia:
    7
    Bài viết:
    0
    Hai người phụ nữ ở Anh đã bị chứng " mù tạm thời do smartphone" khi xem điện thoại trong bóng tối.

    Cảnh báo với thói quen xem điện thoại trong bóng tối
    (Ảnh: washingtonpost.com)

    Vụ việc xảy ra cách đây vài tháng, những người phụ nữ này cho biết đã mất hoàn toàn thị lực trong thời gian lên tới 15 phút, ban đầu là 2-3 tuần một lần nhưng sau đó là ngày nào cũng gặp tình trạng này. Một nhóm chuyên gia nhãn khoa ở London kết luận rằng nguyên nhân là do thói quen xem điện thoại trong bóng tối bằng 1 mắt nhắm, 1 mắt mở.

    Tên chính xác của những người phụ nữ này không được công bố, chỉ biết độ tuổi của họ lần lượt là 22 và 40. Sau khi trải qua tình trạng mất thị lực tạm thời, họ nhanh chóng đến bệnh viện để trải qua các bài kiểm tra, bao gồm cả quét MRI, khám tim mạch,... nhưng vẫn không có bất cứ kết quả nào bất thường. Cuối cùng các bác sĩ phát hiện ra điểm chung của họ chính là thường xuyên xem điện thoại trong bóng tối.

    Bác sĩ Gordon Plant tại bệnh viện mắt Moorfield nhận định: "Tôi chỉ đơn giản là hỏi họ 'chính xác bạn đang làm gì khi điều đó xảy ra." Cụ thể, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, 2 người này đều nằm nghiêng sang một bên, mở 1 bên mắt ra để check điện thoại. Con mắt còn lại vẫn còn đóng và úp lên trên gối hoặc nệm. Vài phút sau khi làm điều này, họ bị mất thị lực tạm thời ở con mắt dùng để xem điện thoại. Đầu tiên thì điều đó xảy ra 2-3 lần mỗi tuần nhưng tình hình nhanh chóng tiến triển lên với tần suất mỗi ngày.

    Bác sĩ Plant và các đồng nghiệp đặt giả thuyết rằng tình trạng mù tạm thời ở "con mắt nhìn điện thoại" gây ra bởi sự điều tiết bấy thường do sự khác nhau về ánh sáng tiếp xúc so với con mắt đang úp lên gối nằm. Ông nhận định: " Võng mạc con người là rất kỳ diệu bởi nó có thể đáp ứng với rất nhiều mức độ ánh sáng khác nhau, chắc chắn là còn tốt hơn cả máy ảnh. Nó có thể giảm độ nhạy nên dù bạn nằm trên bãi biển, dưới ánh Mặt Trời chói hoặc một nguồn sáng mạnh nào thì vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ rất tốt."

    Khi ánh sáng đi tới võng mạc, nó sẽ khiến các thụ thể hình que bên trong mắt thay đổi hình dạng. Điều này cho phép ánh sáng được chuyển đổi thành các xung điện và truyền tín hiệu tới não thông qua các sợi dây thần kinh. Toàn bộ quá trình này mất tới 40 phút để "reset" sau khi mắt tiếp xúc với nguồn sáng, sau đó thì bạn mớ có thể lại nhìn thấy trong bóng tối. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chỉ có 1 mắt được tiếp xúc với nguồn sáng mạnh của màn hình và mắt còn lại vẫn tối? Các nhà nghiên cứu cho rằng có một thứ gọi là "chênh lệch khử sắc tố", bản chất là cơ thể sẽ lừa con mắt đang nhìn điện thoại để nó "nghĩ rằng" mọi thứ đang bị mù, tối đen đi.

    Trong báo cáo đăng tải trên tạp chí Y học New England mới đây, bác sĩ Plant cho biết: "Chúng tôi giả thuyết rằng những triệu chứng trên chính là sự chênh lệch khử sắc tố, xảy ra khi một mắt điều tiết để phản ứng với sánh sáng còn một mắt con lại thì lại điều tiết với bóng tối. Sau đó, khi cả 2 mắt được mở ra để tiếp xúc với ánh sáng thì con mắt mở trước đó để nhìn điện thoại sẽ "bị mù." Quá trình này kéo dài khoảng vài phút và đây chính là khoảng thời gian khôi phục khả năng thích ứng nhìn tối sau khi khử sắc (bleach)."

    Nói cách khác, tình trạng một mắt tiếp xúc với ánh sáng của màn hình smartphone trong khi mắt khác thì hoàn toàn tối khiến cho khả năng điều tiết sẽ bị rối loạn khi 2 mắt cùng mở ra sau đó. Điều này dẫn tới tình trạng mù tạm thời, mặc dù vô hại nhưng có thể ngăn ngừa bằng cách mở cả 2 mắt nếu muốn xem điện thoại. Và không phải ai cũng gặp phải tình trạng này bởi thói quen xem điện thoại là khác nhau. Đây là 2 người đầu tiên được phát hiện mắc phải tình trạng này cho thấy cực kỳ hiếm có phản ứng với thói quen này.

    Và cho tới hiện tại thì đây vẫn là giả thuyết của các nhà nghiên cứu và họ vẫn cần tiếp tục truy tìm các bằng chứng cụ thể hơn để xác định mối liên hệ giữa chứng mù tạm thời và thói quen nhìn điện thoại bằng 1 mắt. Tuy nhiên trước đây đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối đe dọa tới sức khỏe của màn hình điện thoại, gây rối loạn giấc ngủ,... nên tốt nhất cần thận trong trong cách sử dụng điện thoại trước khi mọi chuyện được rõ ràng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

    Khám Bác Sĩ thông tin thêm:

    Theo Tech Insider, màn hình điện thoại, laptop thường sản sinh ra một lượng lớn ánh sáng xanh để người dùng có thể nhìn thấy rõ nội dung vào ban ngày, trong điều kiện ánh sáng môi trường mạnh.

    Tuy nhiên, vào ban đêm lượng ánh sáng xanh này sẽ trở thành "kẻ thù" vô hình đối với sức khỏe con người. Theo đó, ánh sáng xanh khiến não ngừng sản sinh melatonin, loại hormone gây buồn ngủ.

    Bên cạnh đó, ánh sáng xanh còn khiến mắt có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Để tránh ảnh hưởng tới não và mắt, chỉ nên sử dụng các thiết bị điện tử muộn nhất là một tiếng trước khi đi ngủ.

    Cảnh báo với thói quen xem điện thoại trong bóng tối - 1
    (Ảnh: Zing.vn)

    Về nguyên tắc, tivi, máy ví tính, laptop, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED, đèn huỳnh quang đều có thể phát ra ánh sáng màu xanh.

    Tuy nhiên, không chỉ ánh sáng màu xanh, các nguồn sáng trong đêm đều có thể gây ức chế melatonin - loại hormone có tác dụng gây buồn ngủ cho chúng ta khi trời tối.

    Do đó, người dùng các thiết bị có ánh sáng trên sẽ bị mất ngủ, từ đó dẫn đến sự mệt mỏi hoặc các bệnh kèm theo có nguyên nhân từ mất ngủ.

    Ngày nay, khi các công cụ điện tử là một phần tất yếu của cuộc sống mỗi người trong chúng ta thì việc từ bỏ nó là điều không thể, chúng sẽ không quá nguy hiểm như nhiều người nghĩ. Tất nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều và quá lâu, sẽ có những tác hại nhất định. Vì vậy, lời khuyên từ Khám Bác Sĩ sau khi bạn đọc bài viết này là: Đừng lạm dụng các thiết bị điện tử, hãy sử dụng chúng một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe của bạn, nhé!
     

Chia sẻ trang này