Tìm kiếm bài viết theo id

Video Cổ tích đời thường

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi HiepSiSiTinh, 11/10/19.

ID Topic : 9410905
Ngày đăng:
11/10/19 lúc 20:43
  1. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    13/7/09
    Tuổi tham gia:
    14
    Bài viết:
    8,160
    Cảm động quá các Bác
     
    Cá Mập chiên xù thích bài này.
  2. 7800II Thành Viên Kim Cương

    Lão ấy thương bầy chó mà đã gọi là cổ tích à, vậy lão cá mập thương và chăm lo nguyên bầy em út ở hãng mỹ phẩm, hay lão @loc9000 lo nguyên dàn tvhk thì gọi là chuyện thần thoại rồi
     
    ruaden4, TUAN_VU, loc9000 and 2 others like this.
  3. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Còn cái ông nông dân chăn rau non mỗi ngày nữa nhé, rồi cái ông chuyên giúp đỡ các e gái nghèo mát xa gì nữa đó, trên 5s này nhiều ông có thể làm truyện cổ tích lắm.
     
  4. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Bác nói chí phải.
    Nuôi chó thì chỉ phải lo cái ăn cho chúng,lo xử lý chất thải...có thể hơi tốn kém nhưng giải quyết đơn giản; còn chăm ~ kiều nữ nõn nà,xinh đẹp như cái lão chủ tịt mới vạn phần nhiêu khê.
    Nào là chu cấp tiền bạc rộng rãi để ăn mặc,đi lại,mua sắm quần áo,giày dép,son phấn...,còn phải sắp xếp cho các em khỏi phân bì rồi cụng nhau,thậm chí khi chăm cũng phải đồng đều để em này khỏi khiếu nại "sao vs con X thì anh làm cả tiếng mà vs em mới 5ph đã out!"
    Kể ra bác, lão @HiepSiSiTinh & @7800II ...mới đúng là ~ người viết chuyện cổ tích!
     
  5. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Đúng là chuyện cổ tích, chuyện thần thoại, chuyện khoa học viễn tưởng giữa đời thực thật rồi.
     
  6. ruaden4 Thành Viên Bạch Kim

    Nhờ Mod box này làm mỗi lão đại box này 1 clip kể chuyện đời "yêu thương" đăng lên youtube để quảng báo cho 5giay.vn. Đảm bảo 5giay sẽ quay lại thời huy hoàng khi xưa.
     
  7. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    làm sao mà ổng chịu, bởi vì chuyện yêu thương mà bác nói của mấy ông trên này đều có dính dáng tới ổng hết, lên DU túp pơ là cái bộ ấm chén hư cũng không còn nằm đúng vị trí của nó luôn đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/10/19
  8. 7800II Thành Viên Kim Cương

    ý tưởng hay quá, anh em mình hợp tác làm cái kênh chăm sóc gái gú với nhân vật chính là lão DU túp per, có khi anh em mình kiếm tiền nhiều hơn bà Tân ấy, vì vấn đề này bảo đảm thu hút hơn mấy cái món ăn khổng lồ gì đó của bả
     
  9. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Lão nông dụ hàng nghìn con cá sông vào nhà để ngắm
    AN GIANGDưới căn nhà nổi, cạnh dòng sông mênh mang là đàn cá tra cả chục nghìn con, đang chờ ông Cường, "người bạn già" của chúng, cho ăn.

    7h30, sau khi xong bữa sáng, ông Cường bưng khay trà ra căn nhà sàn bên bờ sông. Nghe tiếng chân trên sàn gỗ, bầy cá tra túm tụm quẫy đuôi, chờ đợi bữa điểm tâm.

    Xúc 2 thau cám lớn, ông bốc từng nắm hất xuống sông, một đám đen ùa lên, há to miệng tranh nhau đớp, bọt nước văng tung tóe. Ông Cường ngồi xuống sàn, cầm một nắm thức ăn đặt sát mặt nước, vài con cá ngoi lên đớp đồ ăn từ tay. Ông sờ đầu, vuốt lưng những con cá tra bóng lưỡng, như thú cưng của mình.

    Đây là thú vui tuổi già của ông Phạm Văn Cường, 65 tuổi, khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Nguơn, Châu Đốc, An Giang, 5 năm qua.

    Cổ tích đời thường
    "Tôi thích nhất lúc cho ăn được sờ đầu cá, cầm nó lên rồi để nó tuột khỏi tay mình", ông Phạm Văn Cường bảo. Trước kia có nhiều loại, nhưng hiện giờ chủ yếu là cá tra. Ảnh: Phan Diệp.

    Ngày đó, sau khi nghỉ việc tại xưởng gỗ gia đình, ông Cường dựng một căn nhà sàn sau lưng nhà chính, sát bờ sông Vĩnh Ngươn (nhánh sông Hậu) để hóng mát. Thấy dưới sông có những con cá nhỏ, ông ném vài hạt cơm xuống cho ăn. Nhìn cảnh chúng thi nhau đớp, lòng ông vui đến lạ.

    "Tôi nảy ra ý tưởng nhử cá đến để ngắm. Ngày nào cũng cho ăn, dần chúng đến nhiều hơn", ông nói. Đến nay đàn cá ước tính lên tới hàng nghìn con, có con nặng tới chục kg.

    Không nhớ rõ con nào đặc biệt, song ông Cường dễ dàng phân biệt được giữa cá cũ và cá mới. "Cá mới đến thường nhỏ, đuôi dài mình thon, chưa đầy một kg. Những con khoảng 6 - 7 kg là ở với tôi 2-3 năm rồi. Tui cho ăn riết chúng nó ú nu", ông cười nói.

    Cá đến đông, nhiều người lợi dụng lúc trời tối chèo ghe chích điện, ông Cường không giận, chỉ thương cá vì "chúng cũng là từ thiên nhiên, đâu phải của riêng tui nên làm sao tui cấm họ bắt được, nhưng nếu để họ bắt chẳng khác nào mình dụ chúng tới chỗ chết".

    Để bảo vệ đàn cá, 2 năm trước, ông bỏ gần 100 triệu thuê người, mua cây, mua lưới rào lại một khoảng sông khoảng 500 m2, thả lục bình làm nơi trú ngụ cho đàn cá. Ban đầu, ông dùng lưới nhựa bao quanh, nhưng sau phải thay bằng lưới kẽm để tăng khả năng bảo vệ.

    Cổ tích đời thường - 1
    Bên dưới chiếc chòi hóng mát này, hơn 10.000 con cá sông tìm về trú ngụ. Ảnh: Phan Diệp.

    "Tôi chỉ rào lưới phần trên mặt nước, còn phần đáy bỏ trống để chúng đến, đi tùy ý. Một ngày chúng nó có bơi đi hết thì tui cũng chịu, nhưng còn ở đây thì tui vẫn cho ăn", ông chia sẻ.


    Mỗi ngày, ông Cường cho cá ăn 2 lần sáng, chiều, hết một bao cám công nghiệp 25 kg. Để "đổi khẩu vị", vài tháng nay ông thuê người đến các quán ăn mua cơm thừa về. Chi hàng chục triệu mỗi tháng, lại không đem về thu nhập, nhưng ông Cường được gia đình ủng hộ. 4 người con góp tiền cho bố mua thức ăn cho cá.

    "Có đợt ông ấy nằm viện hơn 20 ngày. Một ngày không biết gọi về bao lần cho vợ con, dặn đi dặn lại phải cho cá ăn", bà Lê Thị Tiều, 60 tuổi, vợ ông nói.

    Trên sông Châu Đốc, sát nhà ông Cường có nhiều hộ nuôi cá tra xuất khẩu. Ban đầu nhiều người nghĩ ông Cường không bán thì cũng ăn thịt, nhưng vợ chồng ông đã ăn chay trường hơn 30 năm nay. "Chúng tôi chưa từng bắt một con cá nào ăn, cũng chưa một ngày nào bỏ đói đàn cá', ông Cường nói.

    Cổ tích đời thường - 2
    Ông Cường quây khoảng sông khoảng 500 m2 để làm "nhà" cho cá. Ảnh: Phan Diệp.

    "Ở địa phương hiện chỉ có duy nhất ông Cường dẫn dụ cá thiên nhiên về nuôi mà không bán hay giết thịt. Việc này góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên và rất có ý nghĩa", ông Lương Thế Luân, Phó chủ tịch phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc, nhận định. Tháng 2 vừa qua, ông Cường nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT vì việc làm này.

    Bữa chiều hôm nay của lũ cá là hơn trăm ký cơm canh thừa, cùng rau củ quả đựng trong những can nhựa lớn, ông xúc từng tô lớn hất xuống.

    "Chúng nó gì cũng ăn, lại có vẻ thích ăn cơm hơn là thức ăn công nghiệp đấy", ông hỉ hả nói, dù quần áo, tóc tai ướt nhẹp vì cá quẫy. Hàng nghìn con cá há miệng to tranh nhau náo động một khoảng
    sông.

    Phan Diệp
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/10/19
    Cá Mập chiên xù and ruaden4 like this.

Chia sẻ trang này