Tìm kiếm bài viết theo id

Cúng giao thừa như thế nào là đúng cách đem lại may mắn

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi huyenhoc142, 15/1/18.

ID Topic : 9056272
Ngày đăng:
15/1/18 lúc 22:46
  1. huyenhoc142 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/12/17
    Tuổi tham gia:
    6
    Bài viết:
    15
    Tục cúng giao thừa từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt. Trước thời điểm bước sang năm mới, mọi gia đình người Việt đều không thể bỏ qua nghi thức cúng giao thừa.


    Cúng giao thừa là gì?

    Là một nghi thức trong văn hóa dân tộc, cúng giao thừa được thực hiện vào đêm giao thừa. Đây là những giây phút cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới. Tục cúng lễ giao thừa thể hiện một ý nghĩa sâu sắc. Khi cúng vào thời điểm giao thừa thức là gia chủ đang tiễn đưa những vị thần cai quan dương gian trong năm cũ về trời và đón rước các vị thần mới. Thời điểm bàn giao công việc diễn ra nhanh chóng và khẩn cấp, các vị thần chỉ có thể nán lại ít phút hoặc thậm chí chứng kiến lòng thành của gia chủ mà thôi. Chính vì thế những đồ cúng giao thừa ngoài trời thường là đồ ăn đã nguội.

    Nghi thức cúng giao thừa

    Cúng giao thừa phân ra là cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời. Lễ vật cúng giao thừa gồm có: hoa quả tươi, rượu, nước, vàng mã, bánh chưng, con gà, kẹo, mứt, thủ lợn. Đặc biệt nhiều gia đình còn cúng gà trống ngậm bông hoa hồng.
    Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời được chuẩn bị một cách trang trọng, chu đáo với lòng thành kính cao cả. Đúng với giờ phút giao thừa, gia chủ sẽ thắp nhang, đốt nết, rót rượu hoặc pha trà rồi khấn vái trước án. Văn khấn cúng giao thừa có thể viết ra giấy để đọc. Khi hết hương hóa tiền vàng, dâng mâm cũng gia chủ cũng nên hóa cả giấy viết văn khấn giao thừa.

    Đối với cúng giao thừa trong nhà, gia chủ chuẩn bị lễ vật tương tự như cúng ở ngoài trời, chỉ bỏ đi mũ chuồn của quan. Cỗ có thể là cỗ chay, cũng có thể là cỗ mặn. Dù là cỗ nào thì gia chủ cũng nên chuẩn bị bằng những thứ ngon thơm, tinh khiết và đầy đặn. Bày mâm cúng trước bàn thờ gia tiên, gia chủ đốt nến, thắp hướng và thỉnh cầu những điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.

    Những tục lệ sau khi cúng giao thừa

    Sau khi việc cúng giao thừa đã được hoàn tất, một số địa phương còn thực hiện theo những tục lệ như đi lễ chùa đầu năm cầu may mắn, chọn hướng xuất hành và giờ xuất hành tốt lành cho một năm mới đầu may mắn. Bên cạnh đó có có tục hái lộc, hương lộc, xông nhà và lì xì. Những cành lộc được cho là may mắn khi được hái ở trước cửa đền, cửa đình, cành lộc mang về phải được đặt lên bàn thờ đến khi khô. Ở một số quan niệm, thay vì hái lộc, họ đốt nắm hướng, đứng khấn vái trước bàn thờ rồi dùng nắm hương đó về cắm vào bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa từ nén hương này tương trưng cho sự phát đạt, thành công và quanh năm được Phật và Thánh phù hộ.

    Khi mọi việc đã được hoàn tất thì người xông nhà cũng được nhà chủ hết sức coi trọng. Có nơi cho rằng tự mình xông nhà mình trong năm mới sẽ thể hiện ý nghĩa tốt đẹp quanh năm mang về ngôi nhà của mình. Có nơi thì kén người xông nhà, người đó phải mang vía tốt, là người hợp với chủ nhà đến chúc tết và đem đến cho gia đình sự may mắn.


    Trên đây là các nội dung về Tục cúng giao thừa từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt được cung cấp bởi https://tuvikhoahoc.vn/. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm, theo dõi.
     

Chia sẻ trang này