Tìm kiếm bài viết theo id

Lá sương sâm , lá sương sâm có tác dụng gì

Thảo luận trong 'Cây Cảnh - Thủy Sinh' bắt đầu bởi duy23111992, 30/7/20.

ID Topic : 9512481
Giá bán:
150,000 đ
Điện thoại liên hệ:
0362644740
Địa chỉ liên hệ:
Hồ Chí Minh, , TP.Hồ Chí Minh (Bản đồ)
Ngày đăng:
30/7/20 lúc 09:15
  1. duy23111992 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    12/9/19
    Tuổi tham gia:
    4
    Bài viết:
    3
    Dây sương sâm còn gọi là Sương sâm trơn, dây xanh leo, dây xanh ba nhị, xanh tam, sâm sâm (danh pháp khoa học Tiliacora triandra); là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc bản địa tại Đông Nam Á và được dùng trong ẩm thực của một số quốc gia như Thái Lan, Lào, Việt Nam,... Trong tiếng Lào, nó được gọi là bai yanang hay bai ya nang (có nghĩa là "lá yanang"), hoặc đơn giản là yanang hay ya nang (ย่านาง).

    Sương sâm là loài dây leo, thân có lông mịn hoặc không lông. Lá màu lục đậm, có phiến xoan, dài 6–11 cm, rộng 2–4 cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống 5-20 mm. Cụm hoa ở nách lá hay ở thân già, có lông mịn; hoa đực màu vàng, cánh hoa 5-6, nhị 3; hoa cái có 6 cánh hoa, 8-9 lá noãn. Quả hạch đỏ, dài 7–10 mm, rộng 6–7 mm.

    Lá sương sâm , lá sương sâm có tác dụng gì
    Lá cây sương sâm​

    Mùa hoa quả thường từ tháng 12 đến tháng 6.

    Cây sương sâm mọc ở đâu?
    Cây sương sâm mọc dại ở nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á. Nơi tìm thấy thảo dược sương sâm nhiều nhất phải kể đến Thái Lan, các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam.

    Sương sâm sinh trưởng tốt trên các vách núi
    Việt Nam được ví là mảnh đất giàu dưỡng chất của sương sâm. Bởi chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này mọc dại ở nhiều vùng núi, đồng bằng trên mọi miền tổ quốc Việt Nam. Nhiều người không biết đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của sương sâm thường phát quang để trồng cây cối. Thế nhưng, với sức sinh trưởng mãnh liệt, cây sương sâm vẫn lớn mạnh và góp phần làm giàu cho nền y học Việt.

    Sương sâm có bao nhiêu loại? Đặc điểm nhận dạng thảo dược sương sâm
    Ở lãnh thổ Việt Nam, các nhà khoa học tìm được hai loại cây sương sâm. Cụ thể là sương sâm lông và sương sâm trơn. Chúng có đặc điểm chung là sinh trưởng ở dạng thân leo. Chiều dài dây leo có thể đạt trên 5 mét. Ngoài ra, hai loài sương sâm còn có những đặc điểm riêng biệt như sau:

    Sương sâm trơn
    Các nhánh cây thường rất mảnh và được bao phủ bởi lớp lông mịn và gai nhọn. Lá sương sâm có phiến cứng với kích thước dài khoảng 9cm, rộng 4cm và không có lông bao bọc. Lá sương sâm trơn có màu nhạt khi còn non và chuyển dần sang xanh đậm khi già. Đường gân chạy dọc theo phiến lá.

    Lá sương sâm , lá sương sâm có tác dụng gì - 1
    Thạch sương sâm , thạch sương sâm nước dừa​

    Hoa sương sâm mọc thành từng chùm nhỏ có màu vàng nhạt, cánh hoa liti. Mỗi bông hoa có đến 7,8 nhị. Khi kết trái, quả sương sâm hình tròn nhỏ kích thước 10-12mm. Thời gian sương sâm ra hoa là từ tháng 3 cho đến tháng 6 mỗi năm. Đến tháng 7, quả sương sâm sẽ chín và đổi màu tím như màu nho đen.

    Sương sâm lông
    Cây sương sâm lông được bao phủ bởi một lớp lông dày. Lá cây không nhẵn như sương sâm trơn mà được bao phủ lông ở mặt dưới của lá. Cuống lá sương sâm lông có phần ngắn hơn. Kích thước của lá dài khoảng 6 đến 10cm, rộng 4 đến 9cm và có màu xanh rờn chỉ không đậm như sương sâm trơn.


    Hoa sương sâm lông mọc thành cụm tại các nách của thân leo với đặc điểm mọc phân nhánh. Các nhánh hoa có thể đạt độ dài 7cm. Hoa kết trái màu vàng, tròn nhỏ màu đỏ và có lông bao phủ.

    Chú ý khi làm thạch sương sâm
    Không có công thức cố định về lượng nước để vò lá sâm mà người ta thường chỉ dựa vào độ quánh, kẹo, nhựa và đậm của nước vò sâm (vì lá sâm non hay già, được bón phân hay sinh trưởng tự nhiên, bẻ vào ngày nắng hay ngày mưa đều sẽ cho ra từng lượng nhựa sâm khác nhau).

    Khi làm thạch sương sâm, có thể sương sâm không đông lại được vì nước quá loãng (do bẻ nhiều lá quá non, quá già hoặc do để quá nhiều nước). Ngược lại, nếu đổ ít nước quá thì khi vò lá, nước sâm bị sệt lại nhanh chóng và đông thành thạch ngay trên rổ lược, không lọt qua ray được.

    Ngoài ra, cũng có khi nước sương sâm bị bọt và dù có vớt bỏ lớp bọt bề mặt, thạch sương sâm vẫn không được màu xanh thẫm, dai và sánh như thường lệ mà lại hơi bở, ăn kém ngon. Điều này là do một số nguyên nhân như:

    Lá sương sâm , lá sương sâm có tác dụng gì - 2
    Thu hoạch lá sương sâm​
    Do hái quá nhiều lá già.
    Khi vò lá sâm, không nhấn cho ra nhựa sâm mà lấy hai bàn tay chà xát qua lại các lá sâm quá nhiều.
    Khi nhấn lá sâm, hay bàn tay không để nằm trong nước mà để hỏng trên mặt nước.
    Ngoài ra, sau khi vò sâm, các móng tay có thể bị dính nhựa sâm nên phải dùng chanh hay xà phòng để tẩy trắng lại. Mặt khác, nếu dùng máy xay để làm nát sâm thì nước sương sâm cũng đông thành thạch nhưng mùi lá hơi đậm, không được dai và sánh như vò bằng tay.

    Xem thêm : Kỷ thuật trồng cây măng tây xanh , giá bán hạt sâm dây
     

Chia sẻ trang này