Tìm kiếm bài viết theo id

Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ???

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi HieuJavascript, 17/3/20.

ID Topic : 9462668
Ngày đăng:
17/3/20 lúc 20:53
  1. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Nghề hot giờ là bán vé số đó các Bác , giờ ra đường không phân biệt được trộm cướp hay người dân luôn .
     
    ruaden4 and 7800II like this.
  2. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Mỹ sắp phát tiền cho người dân

    Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết người Mỹ sẽ nhận được tiền "trong ba tuần tới" để giảm bớt tác động từ Covid-19.

    Mnuchin ngày 25/3 nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng rằng ông dự đoán gói kích thích 2.000 tỷ USD sẽ được thượng viện thông qua vào tối 25/3 (sáng 26/3 giờ Hà Nội).

    Người Mỹ có thu nhập lên tới 75.000 USD sẽ nhận được 1.200 USD, Mnuchin cho biết và nói thêm khoản tiền sẽ "được gửi trực tiếp vào tài khoản của hầu hết người dân". Những người không có tài khoản sẽ nhận được séc.


    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ???
    Nhân viên bảo trì phun khử trùng sân chơi tại công viên ở Las Vegas ngày 25/3. Ảnh: AFP.

    Gói kích thích dự kiến gồm 500 tỷ USD giúp các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng và 500 tỷ USD để hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình, 350 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ vay, 250 tỷ USD trợ cấp thất nghiệp, 75 tỷ USD cho các bệnh viện. Đây là gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại, nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp phải đóng cửa, cứu trợ các gia đình, bệnh viện đang quay cuồng vì sự lây lan nhanh chóng của đại dịch.

    Mỹ ghi nhận hơn 65.527 ca nhiễm, 928 ca tử vong và hơn 390 người bình phục. Một số bang như Colorado, Idaho, California, Illinois, New York, New Jersey và Connecticut đã yêu cầu người dân ở nhà để hạn chế virus lây lan. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm 23/3, Trump tuyên bố Mỹ cần sớm nới lỏng các hạn chế để nền kinh tế tiếp tục phát triển.

    Covid-19 xuất hiện ở 198 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 468.000 ca nhiễm, hơn 21.100 người tử vong và khoảng 114.000 người bình phục.


    • Covid-19 trên Thế giới
      Nhiễm Tử vong
      Trung Quốc 81.285 3.287
      Italy 74.386 7.503
      Mỹ 68.489 1.032
      Tây Ban Nha 49.515 3.647
      Đức 37.323 206
      Iran 27.017 2.077
      Pháp 25.233 1.331
      Thụy Sỹ 10.897 153
      Anh 9.529 465
      Hàn Quốc 9.241 131
      Hà Lan 6.412 356
      Áo 5.588 31
      Bỉ 4.937 178
      Canada 3.409 36
      Na Uy 3.100 14
      Bồ Đào Nha 2.995 43
      Australia 2.799 12
      Brazil 2.554 59
      Thụy Điển 2.526 62
      Thổ Nhĩ Kỳ 2.433 59
      Israel 2.369 5
      Malaysia 1.796 20
      Đan Mạch 1.724 34
      Czech 1.654 6
      Ireland 1.564 9
      Luxembourg 1.333 8
      Nhật Bản 1.307 45
      Ecuador 1.211 29
      Chile 1.142 3
      Pakistan 1.102 8
      Ba Lan 1.051 14
      Thái Lan 1.045 4
      Romania 906 17
      Saudi Arabia 900 2
      Phần Lan 880 3
      Hy Lạp 821 22
      Indonesia 790 58
      Iceland 737 2
      Diamond Princess 712 10
      Nam Phi 709
      Ấn Độ 674 13
      Nga 658 3
      Philippines 636 38
      Singapore 631 2
      Panama 558 8
      Qatar 537
      Slovenia 528 5
      Argentina 502 8
      Peru 480 9
      Mexico 475 6
      Colombia 470 4
      Ai Cập 456 21
      Croatia 442 1
      Bahrain 419 4
      Hong Kong 411 4
      Estonia 404 1
      Cộng hòa Dominica 392 10
      Serbia 384 4
      Iraq 346 29
      Lebanon 333 6
      UAE 333 2
      Algeria 302 21
      Lithuania 290 4
      Armenia 290
      New Zealand 283
      Hungary 261 10
      Bulgaria 242 3
      Đài Loan 235 2
      Morocco 225 6
      Latvia 221
      Uruguay 217
      Slovakia 216
      San Marino 208 21
      Costa Rica 201 2
      Kuwait 195
      Andorra 188 1
      Macedonia 177 3
      Bosnia & Herzegovina 176 3
      Tunisia 173 5
      Jordan 172
      Moldova 149 1
      Việt Nam 148
      Albania 146 5
      Burkina Faso 146 4
      Ukraine 145 5
      Cyprus 132 3
      Faeroe Islands 132
      Malta 129
      Reunion 111
      Brunei 109
      Venezuela 106
      Sri Lanka 102
      Oman 99
      Senegal 99
      Kazakhstan 97
      Campuchia 96
      Azerbaijan 93 2
      Belarus 86
      Afghanistan 84 2
      Ivory Coast 80
      Cameroon 75 1
      Georgia 75
      Guadeloupe 73 1
      Palestine 71 1
      Ghana 68 4
      Martinique 66 1
      Uzbekistan 65
      Trinidad & Tobago 60 1
      Cuba 57 1
      Montenegro 53 1
      Honduras 52
      Nigeria 51 1
      Liechtenstein 51
      DRC 48 2
      Mauritius 48 2
      Channel Islands 46
      Kyrgyzstan 44
      Rwanda 41
      Bangladesh 39 5
      Bolivia 38
      Paraguay 37 3
      Mayotte 36
      Macau 31
      Monaco 31
      Guiana 28
      Kenya 28
      Jamaica 26 1
      Gibraltar 26
      French Polynesia 25
      Guatemala 24 1
      Isle of Man 23
      Togo 23
      Aruba 19
      Madagascar 19
      Barbados 18
      New Caledonia 14
      Uganda 14
      El Salvador 13
      Maldives 13
      Tanzania 13
      Ethiopia 12
      Zambia 12
      Djibouti 11
      Dominica 11
      Saint Martin 11
      Mông Cổ 10
      Guinea Xích Đạo 9
      Quần đảo Cayman 8 1
      Haiti 8
      Suriname 8
      Niger 7 1
      Bermuda 7
      Namibia 7
      Seychelles 7
      Curacao 6 1
      Gabon 6 1
      Benin 6
      Greenland 6
      Guyana 5 1
      Bahamas 5
      Fiji 5
      Mozambique 5
      Syria 5
      Cabo Verde 4 1
      Congo 4
      Eritrea 4
      Guinea 4
      Vatican City 4
      Eswatini 4
      Gambia 3 1
      Sudan 3 1
      Zimbabwe 3 1
      Nepal 3
      Angola 3
      Antigua and Barbuda 3
      CAR 3
      Chad 3
      Lào 3
      Liberia 3
      Myanmar 3
      St. Barth 3
      Saint Lucia 3
      Sint Maarten 3
      Belize 2
      Bhutan 2
      Quần đảo Virgin thuộc Anh 2
      Guinea-Bissau 2
      Mali 2
      Mauritania 2
      Nicaragua 2
      Saint Kitts and Nevis 2
      Grenada 1
      Libya 1
      Montserrat 1
      Papua New Guinea 1
      St. Vincent Grenadines 1
      Somalia 1
      Timor-Leste 1
      Turks and Caicos 1
      471.900
      21.297
      114.711
      Cập nhật: 15:5, 26/3Nguồn: WorldOMeters
      • Việt Nam
      • Thế giới
    Phương Vũ (Theo NYTimes)
     
    Cá Mập chiên xù and TUAN_VU like this.
  3. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Nhìn danh sách này thấy Campuchia lên cũng nhanh quá.
    Trước thấy Cam êm ru, TT Cam còn sang thăm TQ nữa.
     
    Cá Mập chiên xù and 7800II like this.
  4. QuiHoang Thành Viên Bạch Kim

    Lòng chưa tẩy gọi là lòng đen,có thể đặt ở những hàng thịt bò.Ko thì xuống chợ Tân Xuân Hó Môn mà mua,đi sớm lòng ngon giá cao,đi trễ chút đồ dạt giá bèo
     
    Cá Mập chiên xù and 7800II like this.
  5. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Hồi xưa đi ăn phở bên Lê Văn Sỹ , TB toàn kêu thêm món này . Lúc đó nó tẩy trắng ăn giòn giòn ngon lắm...
     
  6. 7800II Thành Viên Kim Cương

    ko biết nó tẩy bằng gì mà trắng dữ vậy, hôm thằng bạn đem xuống, 2 đứa vừa rửa bằng rụ nặng, vừa lấy dao cạo cạo mà nó vẫn còn màu xám xám, ko thể nào hết đc, nhưng mà ăn ngon
     
    TUAN_VU and Cá Mập chiên xù like this.
  7. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Chắc bỏ vô javen đó bác.
    Bởi vậy mấy anh cứ thấy mấy em trắng trắng tưởng ngon.... chứ thật ra.....
     
    Cá Mập chiên xù and 7800II like this.
  8. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Nó bỏ vô thau , bỏ thuốc tẩy vào rồi nhảy vào giậm mà làm gì không trắng ...
     
  9. QuiHoang Thành Viên Bạch Kim

    Thường nó tẩy bằng soda banking + ít hàn the ngâm cho dòn.Các chất tẩy khác nặng mùi v có vị thấm vào bòMua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ???).Lòng đen thì lão bỏ vào thau mà dậm vò giặt như quần jean may ra chứ cạo xi nhê gìMua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ??? - 1)
     
  10. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Tâm sự đẫm nước mắt của nam quản lý nhà hàng thuộc hệ thống Golden Gate khi phải tạm đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc vô thời hạn vì Covid-19
    PV Theo Nhịp Sống Việt • 1 giờ trước
    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ???

    Những dòng chia sẻ của vị quản lý nhà hàng được chia sẻ khiến nhiều người xót xa, "Tôi ủng hộ Chính phủ chống dịch, hoàn toàn hiểu tầm quan trọng của việc cách ly cộng đồng, nhưng khi đứng trước mặt những con người ấy hôm nay tôi vẫn muốn nuôi niềm tin, vẫn mong là nhà hàng không cần đóng cửa".

    Do tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà tình hình kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn, quán ăn cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Thậm chí để duy trì hoạt động, một số hàng quán đã chuyển đổi hình thức kinh doanh như bán mang đi, ship tận nơi thay vì phục vụ trực tiếp tại cửa hàng.

    Thế nhưng để giảm thiểu tối đa sư lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng và tuân thủ theo văn bản của các cơ quan chức năng, nhiều nhà hàng lớn đã phải tạm đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc.

    Dẫu biết đây là khó khăn chung của hầu hết tất cả cả cơ sở, nhà hàng kinh doanh trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Thế nhưng, sau khi đọc bài chia sẻ của một quản lý nhà hàng thuộc hệ thống Golden Gate được đăng tải trên mạng xã hội mới đây sau khi chuỗi gồm 35 nhà hàng và một quán cà phê phải tạm thời đóng cửa khiến nhiều người không khỏi xót xa.

    Dù đã 5 năm làm trong ngành nhưng có lẽ việc tạm thời phải đóng cửa, ngưng phục vụ theo quyết định của thành phố Hà Nội vì dịch bệnh Covid-19 đã thật sự khiến vị quản lí nhà hàng này suy sụp thậm chí phải rơi nước mắt.

    Để mọi người hiểu hơn về những khó khăn của những người làm trong ngành dịch vụ lúc này và cùng nhau chung tay hơn với họ trong "cuộc chiến" đầy lùi dịch bệnh Covid-19, chúng tôi xin trích lại nguyên văn bài chia sẻ của vị quản lý nhà hàng thuộc hệ thống Golden Gate:

    "Từng là đứa bê than tới bỏng tay, cũng từng là chân chạy bàn bị mắng vốn bao nhiêu lần không đếm xuể, trải qua bao chuyện nghề cay đắng đủ cả nhưng tôi chưa một lần cho phép bản thân uỷ mị. Duy chỉ có hôm nay, ngày tôi phải cho nhân viên nghỉ vô thời hạn...

    Mọi người có thể nói tôi làm quá hay xem đây là bài viết câu like, nhưng chỉ người trong chăn mới biết chăn có rận, chỉ có người làm nhà hàng, dịch vụ mới hiểu được sự kiệt sức tới kiệt quệ của tôi lúc này. Có người nghỉ làm để về quê tránh dịch; có người bị cắt ca, giảm lương. Ai ở lại thì một tay trăm việc: đứng bếp kiêm chạy bàn, làm bar kiêm rửa bát. Nhà hàng của tôi đã cầm cự, chiến đấu như vậy cả tháng trời mặc cho kinh doanh ảm đạm, khách hàng quay lưng, cho tới hôm nay, khi chính thức có thông báo đóng cửa.

    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ??? - 1


    Chỉ mới hôm qua thôi chú bảo vệ lâu năm vẫn níu tay tôi trước lúc tan ca, hỏi là " Chú nghe nói người ta bắt đóng cửa hết rồi, mai mốt chú có được đi làm nữa không". " Yên tâm chú ơi, Sài Gòn mới đóng cửa thôi chú ạ, Hà Nội vẫn bình thường".

    Tôi ủng hộ Chính phủ chống dịch, hoàn toàn hiểu tầm quan trọng của việc cách ly cộng đồng, nhưng khi đứng trước mặt những con người ấy hôm nay tôi vẫn muốn nuôi niềm tin, vẫn mong là nhà hàng không cần đóng cửa.

    2 chị đứng bếp, 1 chú bảo vệ đều là lao động chính của gia đình. Cậu nhân viên nam duy nhất, chỉ là sinh viên tỉnh lẻ, đáng lẽ đã về quê từ tháng trước nhưng vẫn ở lại làm ca vì bảo không nỡ để các bạn nữ bê than. 2 cô bé người chạy bàn, hằng ngày dọn dẹp trong bóng tối để giúp nhà hàng tiết kiệm điện.

    Một tập thể từng đông đúc tới mấy chục người, nay chỉ còn 6 mạng, đứng nhìn nhau trong 1 góc nhà hàng ảm đạm. Tôi hít một hơi thật sâu, chưa biết làm cách nào để mở lời, mới hôm qua thôi tôi còn bảo mọi người yên tâm cơ mà..."


    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ??? - 2

    Tôi đã không dám đối mặt cho tới khi cậu sinh viên lên tiếng trước "Anh ơi, mình đóng cửa phải không anh?". Mọi người bắt đầu đảo mắt nhìn nhau, tôi vẫn ậm ừ trong miệng, quay ra chú bảo vệ. Dường như hiểu được ý tôi, chú tặc lưỡi "Không sao, chắc nghỉ một thời gian thôi đúng không, chú đi chạy grab tạm vậy, lúc nào nhà hàng mở lại nhớ cho chú đi làm lại nhé".

    Tôi bỗng nhiên cay cay sống mũi, cảm giác đôi mắt có chút nhoè. Từng bảo mọi người phải cố gắng, lạc quan, nhưng giờ đây tôi lại là người mệt mỏi nhất. Chưa bao giờ tôi thấy mất phương hướng và bất lực như vậy, bản thân là người có trách nhiệm nhưng lại không thể thốt được một câu đàng hoàng, lại còn để nhân viên an ủi ngược.

    "Không sao anh ơi, coi như em đi nghỉ Tết thôi mà"

    "Vâng ạ, nghỉ dài hơn tí thôi, lúc nào nhà hàng mở cửa nhớ chừa ca cho em nhé"

    Giọng tôi bắt đầu nghẹn lại: "Cháu xin lỗi, anh xin lỗi, đúng thật thời gian này khó khăn, cháu thực sự cũng không hứa được gì…."

    "Thôi mình dọn dẹp đi đứng đây làm gì, lâu nữa mới mở nhớ phải làm kĩ vào nhé" - Chị bếp xua tay.


    Mọi người tản ra, nhanh chóng, nhẹ nhàng, vẫn làm những công việc hằng ngày ấy. Còn tôi đứng lặng lại, chưa bao giờ nghĩ lại trân trọng khoảnh khắc này tới vậy, lau một chiếc bàn, xếp một cái ghế, qua ngày mai rồi không biết bao giờ mới có thể làm lại nhỉ?

    Nhất định tôi phải được làm việc với những con người này một lần nữa! Lời hứa tôi không thể thốt ra nhưng chắc chắn tôi sẽ làm được…

    Mọi người chờ nhé, mọi chuyện sẽ ổn thôi, tôi nhất định sẽ gọi mọi người!".

    Ngay sau khi bài chia sẻ trên được đăng tải lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của mọi người.

    Tài khoản T.T bày tỏ, "Tôi cũng chưa từng nghĩ tới cảnh mà nhà hàng lớn phải đóng cửa như thế! Những ngày đứng bếp, đứng chuyền, tất cả đều hỗ trợ nhau. Tuy mệt nhưng mọi người nơi đây thật sự đoàn kết, động viên nhau nên cũng xua tan được cái mệt. Hy vọng có thể ngăn ngừa được cơn dịch này và chúng ta sẽ gặp lại".

    "Đọc xong lại khóc rồi. Ngày nào cũng dặn bản thân là phải thật lạc quan... nhưng dịch bệnh như vậy chẳng ai muốn chỉ mong mọi người cùng nhau cố gắng, ai ở đâu hãy ở yên đó, hạn chế ra ngoài, hạn chế tụ tập đông người. Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi, rồi các nhà hàng quán ăn sẽ lại trở lại hoạt động bình thường. Mong mọi người cùng nhau cố gắng", một bạn khác chia sẻ.

    Thông báo ngày 16/3 của Golden Gate cho biết hệ thống chuỗi nhà hàng lẩu buffet này sẽ tạm ngưng hoạt động tại TP.HCM theo quyết định của UBND TP.HCM từ ngày 24/3 đến ngày 31/3 để hạn chế lây nhiễm cộng đồng vì Covid-19 .

    Golden Gate cũng thông báo tạm thời dừng hoạt động 35 nhà hàng và 1 quán cafe tại Hà Nội bao gồm:

    6 nhà hàng GoGi House (Hàm Nghi, Trần Văn Lai, Vạn Phúc, Phó Đức Chính, Nguyễn Văn Lộc);

    GoGi Steak Center Point, Lê Văn Lương,

    3 nhà hàng Sumo Yakiniku (Royal City, Savico, Big C Thăng Long),

    K-Pub Lê Văn Lương,

    9 cửa hàng Kichi-Kichi,

    4 nhà hàng Manwah (Vạn Phúc, Hà Đông, Big C Thăng Long, Trần Phú Hà Đông, Nguyễn Hoàng),

    3 nhà hàng Hutong (67 Phó Đức Chính, 72 Triệu Việt Vương, BigC Thăng Long),

    3 nhà hàng Cowboy Jack’s Saloon (Aeon Mall Long Biên, Nguyễn Chí Thanh, Trần Thái Tông)

    3 nhà hàng Daruma (Mipec Tây Sơn, Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh)

    Phố Ngon 37 Lotte

    Vuvuzela Nguyễn Trãi và Artemis

    The Coffee Inn Trần Huy Liệu
     
    Cá Mập chiên xù thích bài này.
  11. thinhhocmon Thành Viên Cấp 6

    Hihi....youtu
    Hihi...youtube có mấy clip hướng dẫn dùng vôi sơn nhà làm kia bro ...bao sạch và trắng,cứ cái gì kg hiểu cứ hỏi chị google...
     
  12. cuongngoc Thành Viên Cấp 3

    sẳn hàng đen trắng dặn là có tối dặn sáng mai có lh 0978492407
     
    7800II and QuiHoang like this.
  13. cuongngoc Thành Viên Cấp 3

    Có luôn cái này toàn hàng nóng sườn bò luônMua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ???
     
  14. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Người nghèo châu Á chết mòn giữa Covid-19
    "Bạn có thể tránh nCoV, nhưng không thể tránh được chết đói", Leonardo buồn rầu chia sẻ khi gia đình ông phải nhặt rác và xin ăn từng bữa.

    Trên khắp thế giới, nhiều chính phủ đã quyết định hy sinh kinh tế và sự tự do để ngăn Covid-19, đại dịch giết chết hơn 47.000 người trên toàn cầu, bằng cách phong tỏa đất nước và thực thi nguyên tắc cách biệt cộng đồng. Nhưng trái với hiệu quả trong việc làm phẳng đường cong của dịch, các biện pháp phong tỏa này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới người nghèo.

    Tại đặc khu Hong Kong của Trung Quốc và thủ đô Manila của Philippines, hai thành phố chứng kiến tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng, nhiều người nghèo rơi vào cảnh khốn cùng vì Covid-19.

    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ???
    Tang Yi Han (giữa) và hai con trai chen chúc trong căn hộ hơn 10 m2 ở Hong Kong hôm 22/3. Ảnh: Washington Post.

    Cuộc sống của gia đình Tang Yi Han, 44 tuổi, tại Hong Kong ngày càng khó khăn. Chồng Tang làm công nhân xây dựng để kiếm tiền nuôi cả nhà. Nhưng công việc của anh cũng ngày càng kém hơn do các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng ở thành phố.

    Khó khăn này chưa qua, thử thách khác lại ập tới khi "bão Covid-19" tấn công Hong Kong cuối tháng 1. Chồng cô giờ chỉ làm việc một ngày mỗi tuần và kiếm được khoảng 500-600 USD mỗi tháng. Thế nhưng vợ chồng Tang phải mất tới 900 USD mỗi tháng cho căn hộ hơn 10 m2 trong một tòa nhà không có thang máy, khiến cuộc sống của họ ngày càng bấp bênh.

    Charles Tang, 22 tuổi, con trai đầu của Tang, đang theo học chuyên ngành khoa học y tế tại Quảng Châu, Trung Quốc đại lục, nhưng đã trở về nhà để học trực tuyến sau khi Covid-19 bùng phát. Trường của cậu con trai 6 tuổi Justin cũng đã đóng cửa từ tháng 1.

    "Mọi thứ thật khó khăn với chúng. Mạng Internet ở đây không đủ mạnh để cả hai đứa có thể học trực tuyến cùng lúc. Chúng tôi thường đến thư viện để mượn sách nhưng giờ nó cũng đã đóng cửa, trong khi chúng tôi không có tiền để mua", Tang nói.

    Không có tiền mua đồ bảo hộ và khẩu trang y tế, gia đình Tang phải ở lì trong nhà suốt 4 tuần vì Covid-19. Justin là một cậu bé năng động và thích chạy nhảy, nhưng trong căn hộ chật chội của Tang, điều này là không thể.

    "Bởi vì tất cả chúng tôi đều ở nhà, nên thật khó khi phải chen chúc và sống trong không gian này", cô nói.

    Tang hy vọng hai con của cô có cơ hội có cuộc sống tốt hơn nhưng lại sợ rằng hoàn cảnh gia đình có thể cản trở tương lai của chúng. Không có tài liệu học và đường truyền Internet ổn định, Tang lo lắng không biết hai con cô có thể theo kịp chương trình học hay không, đặc biệt là những kỳ thi quan trọng sắp tới của Charles và kỳ thi vào lớp một của Justin.

    "Những vấn đề của chúng tôi đã chồng chất từ năm ngoái. Và giờ, chủ nhà muốn tống cổ chúng tôi đi vì chậm trả tiền thuê. Chúng tôi sẽ không thể vượt qua giai đoạn này nếu không có hỗ trợ", Tang nói.

    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ??? - 1
    Bà Park Shuk-chun tại nhà ở xã hội ở Hong Kong hôm 24/3. Ảnh: Washington Post.

    Trong khi đó, với một người già neo đơn như bà Pang Shuk-chun, 87 tuổi, mọi thứ còn khó khăn gấp bội phần.

    "Có lẽ số phận của tôi không thể có một cuộc sống gia đình trọn vẹn. Những đứa con của tôi đã lớn và đều có cuộc sống riêng. Tôi không muốn làm phiền chúng", bà nói.

    Pang đã li dị từ lâu và sống một mình trong khu nhà ở xã hội tại Hong Kong. Bà lần đầu nghe tin về Covid-19 từ một người hàng xóm. Từng sống sót qua Thế chiến II và dịch SARS năm 2003, lúc đầu bà không thấy quá lo lắng và thoải mái ra khỏi nhà mà không có đồ bảo hộ vào khoảng giữa tháng 1. Một người qua đường khuyên bà nên đeo khẩu trang và cảnh báo rằng người già như bà rất dễ gặp nguy hiểm.

    Nhưng khi bà tìm mua cũng là lúc "cơn khát" khẩu trang bắt đầu. Chúng đã bị vét sạch tại các cửa hàng tạp hóa. Tại vài hiệu thuốc còn khẩu trang, những dòng người xếp dài kiên nhẫn chờ đợi. Bà Pang không có Internet ở nhà và không biết làm thể nào để tìm mua hàng trên mạng.

    "Tôi chưa từng xếp hàng để mua khẩu trang bởi trước đó tôi bị đau nặng ở chân. Tôi sợ rằng mình có thể gặp vấn đề nếu đứng xếp hàng quá lâu", bà Pang nói.

    Bà sống nhờ vào đồ quyên tặng từ hàng xóm và nhân viên xã hội, nhưng cảm thấy bí bách khi không được rời khỏi nhà. Nhà dưỡng lão nơi bà làm tình nguyện viên hỗ trợ người cao tuổi đã đóng cửa. Khi thực phẩm khan hiếm, bà Pang phải sống nhiều tuần chỉ với túi gạo mua trước khi tình trạng mua sắm hoảng loạn xảy ra. Rau xanh cũng trở thành món ăn xa xỉ mà bà chỉ được ăn 2-3 ngày một lần.

    Bà phải tái sử dụng khẩu trang trong nhiều ngày, bất chấp lời khuyên của chuyên gia y tế, chỉ để ra ngoài mua nhu yếu phẩm. Một số cửa hàng và taxi không chấp nhận người không đeo khẩu trang.

    "Những người bình thường như tôi không thể mua được khẩu trang. Chúng tôi cũng không có tiền mua nước rửa tay, nên không thể ra ngoài. Giờ tôi không thấy có bất kỳ hy vọng nào và thật khó để biết khi nào tất cả chuyện này qua đi", bà Pang buồn rầu nói.

    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ??? - 2
    Jacky Chan ngồi xe lăn lên tàu điện ngầm ở Hong Kong hôm 19/3. Ảnh: Washington Post.

    Không chỉ người già neo đơn, những người khuyết tật như Jacky Chan, 33 cũng là đối tượng dễ bị tổn thương vì Covid-19. Trước khi nCoV xuất hiện, Chan nỗ lực để sống tốt, bất chấp những khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, như bại não, mù một bên mắt và phổi kém phát triển.

    Anh tự làm quen với một cuộc sống gắn liền với xe lăn: tới lớp dạy đóng gói sản phẩm, tán gẫu cùng những người khuyết tật khác trong giờ nghỉ và làm công tác tình nguyện khi rảnh.

    "Tôi là một người hướng ngoại và rất lạc quan. Nhưng giờ, lần đầu tiên trong hơn 20 năm tham gia, lớp học của tôi đã đóng cửa", Chan nói.

    Các vấn đề của Chan ngày càng cấp bách hơn khi anh không thể tới bệnh viện mua thuốc điều trị hen suyễn do dịch vụ này bị cắt giảm vì Covid-19. Khi nCoV xuất hiện ở Hong Kong hồi tháng 1, anh không thể tìm được khẩu trang, thậm chí có tìm thấy cũng không đủ tiền mua. Chan sống nhờ vào mẹ, người giờ đã mất việc và phải nhận giúp đỡ từ tổ chức từ thiện dành cho người khuyết tật nơi Chan làm tình nguyện viên. Nhưng khoản quyên tặng từ cộng đồng cho tổ chức từ thiện này cũng đã giảm đáng kể.

    Anh cảm thấy cô đơn và bị cô lập khi ở nhà. Mẹ Chan phải chăm sóc bà bị ốm, nên anh phải ở nhà một mình 6 tiếng mỗi ngày. "Thật khó để tôi có thể vượt qua giai đoạn này", Chan nói khi cố gắng giữ chiếc khẩu trang liên tục tuột khỏi mặt.

    Chan phải thận trọng hơn mọi người bởi phổi của anh rất yếu và bị bệnh mạn tính từ lâu. "Mỗi ngày tôi đều tự hỏi liệu mình có phải người nhiễm bệnh tiếp theo. Tôi rất sợ hãi", Chan nói.

    Trong khi đó tại Philippines, khi thủ đô Manila bị phong tỏa kể từ ngày 15/3, Cirilo "Liloy" Natorena, 56 tuổi, mất việc. Ông là tài xế xe jeepney, loại phương tiện giao thông công cộng màu sắc rực rỡ phổ biến ở quốc gia này. Các con của ông, làm nhân viên ở trung tâm thương mại, cũng mất việc chỉ sau một đêm.

    Gia đình Natorena sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ ở ngôi làng ven biển phía nam Manila, nơi giá thuê rất rẻ. Quan chức trong làng đã cho gia đình ông hai túi đồ trợ cấp, gồm gần một kg gạo, 4 túi mì, 4 lon cá đóng hộp và hai chiếc khẩu trang. Nhưng số đồ này không đủ cho gia đình 15 người của Natorena. Ngày thủ đô áp lệnh phong tỏa, Natorena đã mua 25 kg gạo, nhưng chưa đầy một tuần, họ chỉ còn hơn 3 kg.

    Trước khi nghỉ việc, Natorena kiếm được chưa tới 20 USD mỗi ngày nhưng gia đình vẫn đủ ăn. Tuy nhiên, giờ ông không biết bữa sau mọi người sẽ có gì để bỏ vào bụng.

    "Những người bình thường sẽ sống sao đây? Nếu họ phong tỏa, họ nên trợ cấp cho chúng tôi. Giờ đây ra phố, chúng tôi chỉ thấy binh sĩ tuần tra. Cuộc sống giờ giống như thời chiến", ông nói.

    Mua sách bò , tổ ong , bao tử ở đâu ??? - 3
    Cirilo "Liloy" Natorena ngồi bên chiếc xe jeepney ở Paranaque, phía nam Manila, Philippines hôm 22/3. Ảnh: Washington Post.

    "Tất cả chúng tôi ở đây đều như nhau. Một số người nói chắc chắn chúng tôi sẽ không chết vì Covid-19, nhưng chúng tôi đang chết dần vì đói", Jamaica Rivera, 18 tuổi, nói khi đang ở trong căn nhà tạm ở Taytay, phía đông Manila.

    Trước khi Manila bị phong tỏa, Rivera bán thuốc lá dạo kiếm sống, trong khi chồng cô là Reggie Tranya làm nghề bốc vác thuê và kiếm được 5 USD mỗi ngày.

    Đứa con một tuổi bị ho nhưng họ không thể đưa con đi chữa, bởi các trung tâm y tế đã hết thuốc và đóng cửa sau lệnh phong tỏa. Cuối cùng, họ đưa con tới bệnh viện. "Họ nói với chúng tôi hãy cẩn thận và đừng ra ngoài nhiều", Rivera nói.

    Tại nơi Rivera ở, hầu hết mọi người đều mất việc vì phong tỏa. Rivera đã thuê một trong 20 căn nhà tạm dựng trên một khu đất trống. Cô cho biết gia đình mình không thể xin trợ cấp từ chính phủ vì chưa có thẻ căn cước công dân.

    "Không ai giúp chúng tôi. Sự giúp đỡ duy nhất mà chúng tôi nhận được từ đợt bầu cử trước là bánh mì đã quá hạn sử dụng", cô nói.


    • Covid-19 trên Thế giới
      Nhiễm Tử vong
      Mỹ 215.081 5.109
      Italy 110.574 13.155
      Tây Ban Nha 104.118 9.387
      Trung Quốc 81.554 3.312
      Đức 77.981 931
      Pháp 56.989 4.032
      Iran 47.593 3.036
      Anh 29.474 2.352
      Thụy Sỹ 17.768 488
      Thổ Nhĩ Kỳ 15.679 277
      Bỉ 13.964 828
      Hà Lan 13.614 1.173
      Áo 10.711 146
      Hàn Quốc 9.976 169
      Canada 9.731 129
      Bồ Đào Nha 8.251 187
      Brazil 6.931 244
      Israel 6.092 26
      Australia 5.105 23
      Thụy Điển 4.947 239
      Na Uy 4.877 44
      Czech 3.589 39
      Ireland 3.447 85
      Đan Mạch 3.107 104
      Chile 3.031 16
      Malaysia 2.908 45
      Nga 2.777 24
      Ecuador 2.758 98
      Ba Lan 2.554 43
      Romania 2.460 92
      Nhật Bản 2.384 57
      Luxembourg 2.319 29
      Philippines 2.311 96
      Pakistan 2.118 27
      Ấn Độ 1.998 58
      Thái Lan 1.771 12
      Saudi Arabia 1.720 16
      Indonesia 1.677 157
      Phần Lan 1.446 17
      Hy Lạp 1.415 51
      Nam Phi 1.380 5
      Peru 1.323 47
      Panama 1.317 32
      Cộng hòa Dominica 1.284 57
      Iceland 1.220 2
      Mexico 1.215 29
      Argentina 1.133 33
      Colombia 1.065 17
      Serbia 1.060 28
      Singapore 1.000 4
      Croatia 963 6
      Algeria 847 58
      Slovenia 841 15
      Qatar 835 2
      UAE 814 8
      New Zealand 797 1
      Ukraine 794 20
      Ai Cập 779 52
      Estonia 779 5
      Hong Kong 766 4
      Iraq 728 52
      Diamond Princess 712 11
      Morocco 654 39
      Lithuania 581 8
      Armenia 571 4
      Bahrain 569 4
      Hungary 525 20
      Lebanon 479 14
      Bosnia & Herzegovina 459 13
      Latvia 446
      Tunisia 423 12
      Moldova 423 5
      Bulgaria 422 10
      Slovakia 400 1
      Andorra 390 14
      Kazakhstan 380 3
      Costa Rica 375 2
      Azerbaijan 359 5
      Macedonia 354 11
      Uruguay 350 2
      Đài Loan 329 5
      Cyprus 320 9
      Kuwait 317
      Burkina Faso 282 16
      Reunion 281
      Jordan 278 5
      Albania 259 15
      Afghanistan 237 4
      San Marino 236 28
      Cameroon 233 6
      Việt Nam 222
      Cuba 212 6
      Oman 210 1
      Ghana 195 5
      Ivory Coast 190 1
      Senegal 190 1
      Malta 188
      Uzbekistan 181 2
      Nigeria 174 2
      Faeroe Islands 173
      Honduras 172 10
      Channel Islands 172 3
      Belarus 163 2
      Mauritius 161 6
      Sri Lanka 146 3
      Venezuela 144 3
      Martinique 135 3
      Palestine 134 1
      Brunei 131 1
      Guadeloupe 125 6
      Montenegro 123 2
      Georgia 117
      Bolivia 115 7
      Kyrgyzstan 111
      DRC 109 9
      Campuchia 109
      Mayotte 101 1
      Trinidad & Tobago 90 5
      Rwanda 82
      Kenya 81 1
      Gibraltar 81
      Paraguay 77 3
      Niger 74 5
      Liechtenstein 72
      Isle of Man 68 1
      Madagascar 57
      Monaco 55 1
      Aruba 55
      Bangladesh 54 6
      Guiana 51
      Guatemala 46 1
      Barbados 45
      Jamaica 44 3
      Uganda 44
      Macau 41
      French Polynesia 37
      Togo 36 2
      Zambia 36
      El Salvador 33 2
      Djibouti 33
      Bermuda 32
      Mali 31 3
      Guinea 30
      Ethiopia 29
      Congo 22 2
      Quần đảo Cayman 22 1
      Saint Martin 22 1
      Bahamas 21 1
      Tanzania 20 1
      Guyana 19 4
      Maldives 19
      Gabon 18 1
      Myanmar 16 1
      Sint Maarten 16 1
      Haiti 16
      New Caledonia 16
      Guinea Xích Đạo 15
      Eritrea 15
      Mông Cổ 14
      Namibia 14
      Benin 13
      Saint Lucia 13
      Dominica 12
      Curacao 11 1
      Syria 10 2
      Greenland 10
      Grenada 10
      Lào 10
      Libya 10
      Mozambique 10
      Seychelles 10
      Suriname 10
      MS Zaandam 9 2
      Guinea-Bissau 9
      Eswatini 9
      Angola 8 2
      Zimbabwe 8 1
      Saint Kitts and Nevis 8
      Sudan 7 2
      Antigua and Barbuda 7
      Chad 7
      Cabo Verde 6 1
      Mauritania 6 1
      Vatican City 6
      Liberia 6
      St. Barth 6
      Turks and Caicos 6
      Nicaragua 5 1
      Nepal 5
      Fiji 5
      Montserrat 5
      Somalia 5
      Botswana 4 1
      Gambia 4 1
      Bhutan 4
      Belize 3
      Quần đảo Virgin thuộc Anh 3
      CAR 3
      Anguilla 2
      Burundi 2
      Caribbean Netherlands 2
      St. Vincent Grenadines 2
      Sierra Leone 2
      Papua New Guinea 1
      Timor-Leste 1



      935.581
      47.232
      194.276
      Cập nhật: 9:11, 2/4Nguồn: WorldOMeters
      • Việt Nam
      • Thế giới
    Hoàn cảnh của gia đình Luisa Cabatuan, 59 tuổi, cũng không tốt hơn. Bà, một người giúp việc và chồng Leonardo, công nhân xây dựng, đều mất việc sau lệnh phong tỏa. Con trai 23 tuổi của bà Cabatuan cũng bị cho thôi công việc rửa xe, trong khi con gái út vẫn đang đi học.

    Không còn cách nào, họ trở về với công việc trước đây: nhặt rác kiếm sống. Tuy nhiên, ngày đầu tiên sau lệnh phong tỏa, cửa hàng thu mua phế liệu đóng cửa và kể từ đó, họ phải giữ lại đồ nhặt được để chờ đến khi nó mở cửa trở lại. Mỗi buổi tối, họ thường được một người bạn bán rau, cá cho đồ ăn thừa.

    Rác ngày cũng ít hơn do nhiều cửa hàng đã đóng cửa. Họ đeo khẩu trang vải nhưng dùng tay không để bới rác. Sau khi về nhà, họ sẽ giặt sạch khẩu trang, phơi khô và xịt cồn sát khuẩn. Nhưng họ giờ chỉ còn một chai cồn được cho trước đó.

    "Nếu tình hình này kéo dài, chúng tôi sẽ rất khốn khổ", bà Cabatuan nói. Chồng bà còn bi quan hơn. "Virus có thể tránh được, nhưng cơn đói thì không", ông than phiền.
    Thanh Tâm (Theo Washington Post
     
    TUAN_VU and Cá Mập chiên xù like this.
  15. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Nghĩ lại mình còn được cơm 3 bữa vẫn còn hạnh phúc hơn họ.
    Trường hợp thứ 3 ở Manila thật là thảm quá.
     
  16. Mr.Karamello Thành Viên Cấp 6


    Philipin tan nát đất nước vì có 1 tổng thống vừa du côn vừa độc tài vừa bưng bô Tàu, thời Philipin thịnh vượng đồng minh của Mỹ đã qua lâu rồi. Nó chỉ đỡ hơn thằng Venezuela 1 chút. Từ lúc Philipin bưng bô Tàu đất nước tuột dốc ko phanh so với thời đồng miuh với Mỹ. Dân nghèo Phi phải ăn cơm từ bãi rác.
     
  17. 7800II Thành Viên Kim Cương

    mùa covid này thì tội nhất là mấy em gái nghèo của lão hiếp sỹ, do đó lão ấy post bài lên đây để coi trong những ae 5s có ai kha khá chút thì hỗ trợ lão ấy nuôi vài em trong mùa dịch, lão ấy lo ăn uống thì đầy đủ rồi nhưng 1 mình ko thể lo xuể cái vụ lấp lỗ kia nên mới tuyển thêm người lo phụ
     
  18. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Bác muốn xơi thì cứ xơi,ko cần phải giả đò mua khế bán chanh như thế.
    Tớ cam đoan ko mách bx bác trong vụ giải kíu đầy tính từ thiện & nhân văn này.
     
    TUAN_VU, HiepSiSiTinh and 7800II like this.
  19. 7800II Thành Viên Kim Cương

    thứ nhất là em ko có đủ xèng để lo cơm ngày 3 bữa nên chả dám đèo bòng thêm. thứ 2 là em ko đủ sức khoẻ như bác cá mập đc, bác thuộc hàng sư phụ rồi thì mới có thể vừa tề gia vừa trị quốc đc, còn em thì mặc dù ngán lắm nhưng con vợ nó vẫn tống cơm nguội vào họng nên bác có cho thêm tiền thì em vẫn ko ăn nổi thêm sơn hào hải vị
     
  20. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

Chia sẻ trang này