Tìm kiếm bài viết theo id

Review chân thực về các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng nhất

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi tranminhnghia, 25/7/22.

ID Topic : 9691470
Giá bán:
600,000 đ
Điện thoại liên hệ:
0966415868
Địa chỉ liên hệ:
Hồ Chí Minh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh (Bản đồ)
Ngày đăng:
25/7/22 lúc 10:51
  1. tranminhnghia Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/6/22
    Tuổi tham gia:
    1
    Bài viết:
    9
    Từ xưa đến nay, người Việt Nam có rất nhiều lễ hội truyền thống lớn nhỏ diễn ra quanh năm. Các lễ hội này được xem như cầu nối liên kết mọi người với nhau từ quá khứ cho đến hiện tại. Nó không chỉ có ý nghĩa duy trì văn hóa cội nguồn của dân tộc mà còn mang lại nhiều ý nghĩa to lớn về mặt du lịch cho đất nước. Dưới đây là một trong các lễ hội ở Việt Nam nổi bật nhất trong năm. Cùng khám phá ngay
    Lễ hội đền Hùng
    “Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
    Đây là câu ca dao mà chắc hẳn người Việt ta ai cũng biết, với ý nghĩa muốn nhắc nhở con cháu ngày 10/3 âm lịch phải nhớ đến những vị vua Hùng, những người đã có công kiến thiết, xây dựng đất nước. Lễ hội diễn ra tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Phú Thọ với nhiều hoạt động văn hóa thú vị diễn ra như: lễ cúng trời đất, lễ rước kiệu, dâng hương,…
    Thời điểm diễn ra lễ hội, người dân nô nức đổ về đền Hùng để dâng hương. Công tác quản lý đã được chú trọng nên đã không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy như trước nữa.
    Lễ hội chùa Bái Đính
    Lễ hội chùa Bái Đính là một trong các lễ hội lớn nhất miền Bắc vào đầu năm thu hút rất đông du khách thập phương về tụ hội. Thường khai mạc từ ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho các lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình.
    Ngoài ra, du khách khi đến tham gia lễ hội cũng có thể vào chùa Bái Đính thăm thú quang cảnh rừng núi và chiêm ngưỡng các hoạt động văn hóa khác.
    Hội Katê (Mbăng Katê)
    Thường diễn ra trong thời gian 1 tháng từ ngày 25/9 đến ngày 25/10 âm lịch hàng năm tại tháp Chăm cổ kính. Lễ hội Katê được biết đến là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người dân tộc Chăm.
    Tuy chỉ được tổ chức đơn giản với quy mô làng hoặc hộ gia đình. Nhưng đây là dịp để du khách 4 phương có thể đến và tìm hiểu rõ hơn về văn hóa của người dân tộc Chăm. Đây cũng là cơ hội để mọi người chiêm ngưỡng điệu múa cổ và tiếng kèn Saranai đặc trưng của họ.
    Lễ hội Festival Huế
    Mặc dù không phải là lễ hội truyền thống được tổ chức lâu đời. Nhưng Festival Huế đã trải qua 7 lần tổ chức và đã dần khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách trong và ngoài nước.
    Song hành cùng với sự tồn tại của những lễ hội truyền thống, Festival nghề truyền thống Huế được coi như là một kênh giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới.
    Hội Nghinh Ông
    Hội Nghinh Ông là lễ hội truyền thống của người dân vùng biển. Trước đây lễ hội thường diễn ra vào trung tuần tháng ba âm lịch. Tuy nhiên từ năm 1914, ngư dân đã đồng lòng chuyển thời gian tổ chức lễ hội sang trung tuần tháng tám hàng năm để tiện cho việc đánh bắt thủy sản.
    Lễ hội thường bắt đầu từ ngày 15/8 – 17/8 với nhiều hoạt động bao gồm cả phần lễ và phần hội. Với ý nghĩa đem lại sự yên bình, thịnh vượng và mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản.
    Bên cạnh cuộc sống vật chất thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Đặc biệt là nền văn hóa lâu đời với di sản để lại là các lễ hội. Nó giúp con người ta cân bằng trong đời sống thực tại và gìn giữ những nét đẹp truyền thống.
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. lamdaokhanhduy9,
  2. sutairu
Tổng: 1,213 (Thành viên: 2, Khách: 1,173, Robots: 38)