Tìm kiếm bài viết theo id

Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện

Thảo luận trong 'Việc Làm - Học Hành' bắt đầu bởi TrungtamAdamHN, 24/1/21.

ID Topic : 9573059
  1. TrungtamAdamHN Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    22/1/21
    Tuổi tham gia:
    3
    Bài viết:
    80
    Đúng như tên gọi của nó, đàn nhị gồm có hai dây, là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ. Đây là nhạc cụ có âm thanh lạ tai với những ngón gảy điêu luyện. Với những kỹ thuật diễn tấu đàn nhị dưới đây bạn sẽ hiểu hơn về kỹ thuật chơi đàn nhị và có sự kiên trì trong luyện tập.

    Tư thế đàn nhị
    Tư thế ngồi: Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất. Mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng phần mười, phần còn lại nằm phía trên đùi.

    Tư thế ngồi giường ván: Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngửa. Ống chân bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng. Cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang. Mặt bịt da của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân. Ngón chân cái để sát dưới con ngựa để điều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.

    Tư thế đứng: Bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.

    Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện
    kỹ thuật diễn tấu đàn nhị
    Kỹ thuật diễn tấu đàn nhị
    Âm thanh đàn Nhị rất đẹp. Gần giống như tiếng người do những ngón vuốt, ngón nhấn, những thủ pháp cung vĩ liền, cung vĩ ngắt… tạo nên. Do thay đổi sắc thái, đo mạnh nhẹ tương đối dễ dàng nên Ðàn Nhị có nhiều khả năng diễn tả các mặt tình cảm con người, tình cảm trữ tình, sâu lắng, hoặc sinh động, nhiệt tình… Đàn nhị còn có thể mô phỏng tiếng gió rít, tiếng chim hót….

    Kỹ thuật diễn tấu đàn nhị – kỹ thuật tay phải
    Kỹ thuật tay phải chủ yếu là sử dụng cung vĩ. Cung vĩ ở đàn nhị có tầm quan trọng đặc biệt: điều khiển khéo léo sẽ làm cho tiếng đàn mềm mại, ngọt ngào hoặc khoẻ mạnh, chắc chắn. Hướng chuyển động của cung vĩ là đẩy từ phải sang trái và kéo từ trái sang phải.

    Cách ghi: chữ V hoa trên nốt nhạc: cung đẩy (đẩy từ đầu đến gốc cung vĩ) âm thanh không được mạnh bằng kéo cung vĩ, do đó muốn có âm mạnh, không nên dùng cung đẩy. Chữ U trên nốt nhạc: cung kéo (kéo từ gốc đến đầu cung vĩ).

    Tốc độ kéo cung vĩ nhanh, âm thanh vang lớn hơn kéo, đẩy cung vĩ chậm. Miết mạnh vĩ vào dây âm phát ra khoẻ, chắc hơn miết nhẹ.

    Tìm hiểu về kỹ thuật diễn tấu đàn nhị điêu luyện - 1
    Kỹ thuật luyện tay hết sức quan trọng
    Cung vĩ có thể chia làm 3 phần :
    Phần đầu vĩ tạo ra âm thanh bay, nhỏ nhẹ (ở bản nhạc ghi bằng chữ “đầu vĩ”). Phần gốc vĩ tạo ra âm thanh mạnh, khoẻ, chắc đôi lúc hơi thô (ở bản nhạc ghi bằng chữ “gốc vĩ”). Ðối với một số khoảng cao trở lên, không nên dùng cung vĩ thể hiện độ mạnh (f) mà chỉ nên mạnh vừa (mf) trở xuống, có những âm chỉ có thể đạt được hơi nhỏ (mp) hoặc nhỏ (p). Ngoài ra do vĩ đặt trong hai dây đàn nên khi chạy nhanh nhiều âm liên tiếp giữa hai dây (từ dây nọ nhảy sang dây kia nhiều lần) sẽ gây khó khăn cho nghệ sĩ, người viết nhạc cần chú ý.

    Kỹ thuật ở Ðàn Nhị có 3 loại: Cung vĩ rời, Cung vĩ liền, Cung vĩ ngắt.
    Cung vĩ rời:
    Là cách dùng mỗi đường cung vĩ (kéo hay đẩy) để tấu một âm (độ dài âm đó không cố định) vĩ không tách khỏi dây đàn. Cung vĩ rời gồm có hai kiểu

    Cung vĩ rời lớn:
    Là cách kéo hay đẩy cả cung vĩ (từ gốc đến ngọn hay từ ngọn đến gốc) để diễn tấu những âm mạnh, đầy đặn, nhiệt tình, rắn rỏi, dứt khoát. Ðánh cung vĩ rời lớn ở đàn nhị khó dùng tất cả một hướng cung để tấu các âm liền nhau (tức là khó dùng liên tiếp nhiều cung đẩy cả, hay nhiều cung kéo cả) mà phải phối hợp với cung vĩ kéo, cung vĩ đẩy xen kẽ nhau, vì vĩ bị kẹp giữa hai dây đàn, khó nhấc nhanh như cung vĩ của Ðàn Violon.
    Hệ thống

    ● Adam 1: số 56 Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội
    Tel: 0243.699.3333
    Tel: 0243.328.2222

    ● Adam 2: Số 50M2 - Ngõ 112 Trung Kính - KDTM Yên Hòa - Cầu Giấy
    Tel: 0243.911.3333
    Tel: ‭0243.379.2222‬

    ● Adam 3: Ngõ 12 số 22 Láng Hạ - Ba Đình -Hà Nội
    Tel: ‭0243.328.2222‬
     

Chia sẻ trang này