Tìm kiếm bài viết theo id

Vài nét về khám Chí Hòa

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi tran_phuong, 20/4/09.

ID Topic : 869470
Ngày đăng:
20/4/09 lúc 18:20
  1. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    23/4/07
    Tuổi tham gia:
    17
    Bài viết:
    2,435
    Vài nét về khám Chí Hòa

    Toàn bộ khu nhà giam rộng bảy hécta.
    Khu khám lớn gồm một tầng trệt và ba tầng lầu, xây theo hình tám cạnh, mỗi cạnh là một ô. Gồm các ô : A, B, C, D, E, F, G, H và chia thành sáu khu : AB, BC, ED, FG, AH, ID, (có lúc chia thành tám khu); có chấn song sắt kiên cố. Ở mỗi khu được sơn màu sơn khác nhau và can phạm nào ở khu nào cũng đều có mang biển số trên người cùng màu với khu giam của mình. Sự phân biệt này nhằm tạo thuận lợi dễ dàng cho việc kiểm soát của lực lượng canh giữ trại. Một phạm nhân ở khu này tự ý đi vào khu khác đều có thể bị phát hiện được ngay.


    Ngoài ra còn có ba khu nằm nối lưng với khu bát giác, mà bọn cai ngục gọi là khu hỏa thực, khu bệnh xá, khu kỷ luật. Tại khu kỷ luật có phòng "điện ảnh" và phòng "truyền hình". Tên gọi đẹp đẽ là thế, nhưng mỉa mai thay, đây lại là nơi tra tấn người nghiệt ngã nhất.

    Năm 1972, do yêu cầu của Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia Sài Gòn, mặc dù có giám thị chịu trách nhiệm phòng an ninh của nhà lao, nhưng vẫn được tăng cường thêm một toán cảnh sát để theo dõi tình hình phạm nhân, nhân viên giám thị và phát hiện những điều đáng nghi qua việc thăm nuôi. Cũng từ đó, quyền hành dần dần lọt vào tay bọn cảnh sát chìm.
    Khám Chí Hòa tổng cộng có 238 phòng giam, gồm :
    • Khu AB có : 52 phòng
    • Khu ID có : 17 phòng
    • Phòng an ninh : 3 phòng (biệt giam)
    • Khu D có : 65 phòng (diện tích hẹp).
    Số 101 phòng còn lại đều có diện tích giống nhau.

    Khu trung tâm lô cốt có dựng một thanh gươm lớn với các hình dấu âm dương, càn khôn, vũ trụ mang ý nghĩa rằng, đây là một thế giới riêng biệt mà những kẻ trót vào đây là không thể nào lọt ra được.
    Đã từ lâu, có lắm huyền thoại về khu đất "linh thiêng" này. Nhiều người cho rằng, do sự chuyển động của âm dương ở đây như thế nào đó đã gây ra xung khí mạnh. Vì thế ở khu này thường bị sét đánh. Thực tế, sét đã đánh ở khu này nhiều lần. Xây đi, xây lại mấy lượt vẫn bị "đánh". Ngày nay, vào Chí Hòa, các mái ngói của khu bát giác đều đều nhau, nhưng khu FG bị khuyết thấp xuống. Đó là dấu vết còn lại của một ngàn lẻ một câu chuyện ở khám Chí Hòa ngày trước.
    Ngoài công trình chính của nhà giam, còn có ngôi nhà hai tầng làm văn phòng ban quản đốc và một phòng tuyên úy cạnh lối vào khu AB. Một niệm Phật đài, một ngôi chùa và một nhà thờ được xây dựng trong khu vực khám Chí Hòa.
    Ở chính giữa nhà tù, một tháp nước có trổ lỗ châu mai, với bốn loa phóng thanh và một cột cờ trên đỉnh. Mùa mưa, sân nhà tù ngập nước, có khi tràn cả vào xà lim ở tầng dưới.
    Ở khám Chí Hòa có một chiếc máy chém. Chiếc máy chém này có từ thời Pháp được chuyển từ khám Catina sang, do tên đội Phước phụ trách. Theo tài liệu cũ để lại, người cuối cùng chết với chiếc máy chém này là Ba Cụt, tức Nguyễn Văn Vinh, tướng Cao Đài, bị Ngô Đình Diệm giết. Ngày trước, hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch, bọn quản đốc nhà giam tổ chức cúng chiếc máy chém này. Nhiều tù nhân cũng đến thắp hương, lễ bái.
    Theo nhiều tài liệu để lại, thời Mỹ - ngụy, số lượng tù nhân ở nhà lao Chí Hòa trung bình là 6.000 người, có lúc lên tới 7.000 người. Cũng có tài liệu nói, cá biệt có đợt vọt lên ngót một vạn !
    Trong số những phạm nhân vào Chí Hòa có những nhân vật cao cấp trong chính quyền Sài Gòn, như Ngô Đình Cẩn (đã bị bắn chết ngay tại Chí Hòa), Phan Khắc Sửu, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, tướng Vũ Vũ Gia, tướng Lam Sơn... Nghị sĩ Trương Đình Dzu, dân biểu Trần Ngọc Châu..., cũng bị vào Chí Hòa.
    Cũng như Côn Đảo, Phú Quốc và nhiều nhà tù khác ở miền Nam, bọn địch đã huấn luyện cho nhân viên phụ trách các nhà lao hết sức cẩn mật. Dưới đây là vài điều chúng đã quy định tại những nơi giam cầm tù chính trị, và chưa phải là tài liệu cuối cùng quy định về việc này.
    Phải có một kho vũ khí, đạn dược chắc chắn, riêng biệt. Nơi đây cấm ngặt sự lai vãng của bất cứ nhân viên nào không phận sự giữ kho.
    Cũng như hệ thống phòng thủ đồn bót, phải có một sơ đồ hỏa lực để cho mỗi tháp canh có thể khai thác hết khả năng của những vũ khí tự động một cách kiến hiệu.
    Nếu được, song song với sơ đồ hỏa lực, mỗi tháp canh phải có đèn rọi mạnh để kiểm soát các rào kẽm gai.
    Đặt một hệ thống liên lạc giữa các tháp canh với điểm gác cổng chính bằng điện thoại.
    Tại điểm canh, lúc nào cũng phải có mặt ít nhất hai phần ba quân số và số tối thiểu quân số có mặt bao giờ cũng không thể dưới một tiểu đội.
    Chặn bắt mọi kẻ khả nghi.
    Cho phạm nhân ăn cơm sớm, để có đủ thời giờ kiểm điểm lại nhân số trước khi họ vào nhà giam... (Kho Lưu trữ Trung ương 2, hồ sơ mang ký hiệu SC.02, H.184, HS.3512).
    Riêng ở Chí Hòa, những tên quản đốc vô cùng ác ôn, khét tiếng ở Sài Gòn một thời. Những tên tội ác ấy nối dài, nếu tính từ khi có nhà tù Chí Hòa đến năm 1975. Dưới đây chỉ nêu một số tên dưới thời Mỹ - ngụy mà chúng tôi vừa sưu tầm được, chắc còn phải bổ sung.
    Những tên quản đốc ở Khám Chí Hòa (1954 - 1975) :
    • 1954 - 1956 : Tên Gia, cảnh sát trưởng
    • 1956 - 1960 : Thiếu tá Nguyễn Văn Vệ
    • 1960 - 1961 : Thiếu tá Lê Quang Nhơn
    • 1961 - 1962 : Đại tá Trần Văn Đắc
    • 1962 - 1963 : Trung tá Luyện
    • 1963 - 1965 : Thiếu tá Sáu
    • 1965 - 1968 : Trung tá Luyện
    • 1968 - 1970 : Trung tá Lại Nguyên Tấn
    • 1970 - 1972 : Trung tá Đức
    • 1972 - 1973 : Trung tá Nguyễn Văn Vệ
    • 1973 - 1974 : Bùi Văn Tâm (dân sự, ngạch quản đốc)
    • 1974 - 1975 : Đại tá Phạm Văn Hải.
    Nhân đây, xin nói đôi chút về tên trung tá ác ôn Nguyễn Văn Vệ. Trước 1954, Vệ là trung úy cảnh sát ngụy. Sau Hiệp định Genève, hắn sang phục vụ cho Mỹ, chuyên trách việc cai quản và đàn áp tù nhân ở các nhà tù miền Nam. Nhận thấy Vệ có khả năng về việc tra tấn giết người, chính quyền Sài Gòn giao cho hắn cai quản nhà tù Côn Đảo từ năm 1965 đến năm 1971. Năm 1969, nhà báo Mỹ Đôn Luxơ tố cáo vụ chuồng cọp ở Côn Đảo, Vệ tạm rút vào "hậu trường" để phụ trách chương trình "phượng hoàng", nhưng thực chất vẫn là tên chúa đảo. Năm 1972 - 1973, Vệ về làm quản đốc nhà giam Chí Hòa. Ngày 10-12-1972, hắn ra lệnh cho 100 tên cảnh sát dã chiến mang gậy tre, mũ sắt, súng ngắn, súng phóng lựu đạn, dùi cui xông vào đàn áp tù chính trị giam ở các xà lim. Tất nhiên, việc hành hung qui mô lớn ấy không chỉ xảy ra một đôi ba lần. Nó đã trở thành thường xuyên và đôi khi liên tục. Hắn còn bày việc bí mật chuyển người tù đi nơi khác mà không ai biết...
    Nguyễn Văn Vệ còn cấm người nhà đến thăm tù, nhằm mục đích các gia đình không hay biết gì về chồng con, cha, anh bị giam ở Chí Hòa. Hắn thường thông báo rằng một số tù chính trị ở Chí Hòa đã mãn hạn tù, nay mai sẽ được tha. Nhưng kỳ thực, sau đó hắn cho xe đến Chí Hòa để chở những người tù có "danh sách được tha" đi sang Tân Hiệp, Thủ Đức hoặc ra Côn Đảo mà không ai hay biết gì.
    Nguyễn Văn Vệ là một tên chúa ngục ác ôn ở Côn Đảo và Chí Hòa. đòi hiệp thương hai miền tiếp tục phát triển mạnh.

    (s.t)

     
    thời trang sỉ thích bài này.
  2. lan_vu0805 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Hay quá.lại biết thêm thông tin mới rồi.Thanks anh.
     
  3. austinyoung Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Thông Tin này hay quá, đã nhiều lần seach trên mạng nhưng không có rõ thông tin như vậy..........
     
    tỷ phú tương lai thích bài này.
  4. SecurityNHD Thành Viên Cấp 4

    nghiên cứu để mai mốt vo trong đó kiếm đường thoát thân hả bro ? kekekek Vài nét về khám Chí Hòa Vài nét về khám Chí Hòa - 1 Vài nét về khám Chí Hòa - 2
     
  5. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    trẬn bÁt quÁi ĐỒ Ở khÁm chÍ hÒa.

     
  6. abc_gsm Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    hay wá hihi nghe nói dù có thoát ra đi vòng vòng cũng trở về chỗ cũ àh....mà nhìn trên vệ tinh nhìn ma wái hen
     
  7. command Thành Viên Cấp 4

    Trong giới tội phạm thì chỉ có duy nhất 1 người trốn được khỏi khám Chí Hòa là Phước Tám Ngón mà thôi, cũng cao siêu quá nhỉ.
     
  8. Mr.Fu ...cậu ấm nhà nghèo...

    anh này thì nói làm gì nữa, nghe nói nổi tiếng 1 thời, mà ảnh trốn thoat đâu phải bằng đường bộ, ngeh nói ảnh đu dây diện thoát ra ngoài như chim ý :beat_shot:
     
  9. nguyen tuan anh Thành Viên Chưa Kích Hoạt


    Xin đính chính lại là gồm các khu sau
    AB : giam tử hình và tạm giam
    BC : chờ ra toà xử án
    KG : tạm giam
    ED : khu chống án , chờ xử phúc thẩm
    F : khu thành án chờ đi trường
    G : khu lao động
    I : chung thân
    AH : tù ở quận lên gửi tạm giam

    Các bro xem hình có thấy tất cả 7 khu có nóc nhà, riêng 1 khu không có nóc nhà , đó là khu G , theo quy luật bát quái là cung sinh, đường thoát cho tù nhân ( chí hoà xây theo quan điểm phong thuỷ mà ) , đối diện là khu BC , trên nóc nhà khu BC có 1 cái gương chiếu qua khu G nhằm soi đường cho người ta về , còn vì sao khu G không có nóc ?
    Khi trước , lúc mới xây Chí Hoà có đủ 8 nóc nhà 8 khu, 1 hôm có 1 thấy pháp đi ngang , nói rằng xây kiiểu này muốn giết chết người ta còn gì ( vì vậy các bro mới thấy rõ dã tâm của Pháp và Nhật ) . Ông ta lập đàn 3 ngày 3 đêm theo hướng cung Sinh để cầu xin trời đất . Sau đó , trời đổ mưa , sét đánh ông ta chết tại chỗ , đồng thời sét đánh sập mái nhà khu G luôn, đúng nay cung Sinh . Chế độ Pháp có xây lại nhưng cứ xây lên là bị trời đánh sập .( chắc ông trời cũng thương người ) .. đến 1975 , Nhà nước ta cũng xây lại nhưng cũnh bị đánh sập nên để vậy luôn ...

    ỡ giữa chí hoà các bro thấy có hình tròn , đó là hình cây kiếm nhật được xây bằng bê tông cắm xuống giữa hình bát quái nhằm yếm bùa...theo quan điểm hồi xưa á....

    còn nhiều lắm..hôm nào tui post tiếp....
    sory hết nhen..đi ngủ...

    Thông tin rất chính xác ....
    Vài nét về khám Chí Hòa - 1Vài nét về khám Chí Hòa - 2Vài nét về khám Chí Hòa - 3Vài nét về khám Chí Hòa - 4Vài nét về khám Chí Hòa - 5Vài nét về khám Chí Hòa - 6Vài nét về khám Chí Hòa - 7

    còn thông tin có 4 cô gái đồng trinh là sai...mỗi tiếp điễm của 1 góc chí hoà gọi là culoser ( ở chí hoà kêu là cổ loa - phát âm lại theo VN ) , chôn sống 1 cô gái con trinh , làm bùa fép , tổng cộng có 8 cô lận ...nhưng trời xui đất khiến , 1 cô dễ thương quá bị lính Nhật hiếp mất zin , lại chôn đúng ngay khu G , nên khu G như vậy đó...hehe
     
  10. deathvn Thành Viên Bạch Kim

    hay quá, đọc mấy bài này hấp dẫn quá đi, còn thông tin gì hay nữa ko bác ơi? Vài nét về khám Chí Hòa
     
  11. footwearc Thành Viên Kim Cương

    Bác Trần_Phương post bài nào cũng hay. Thanks
     
  12. TuấnSG Thành Viên Cấp 4

    Bài hay đánh dấu lúc rảnh coi lại , thanks chủ topic .
     
  13. data_com Thành Viên Cấp 5

    chờ bác up tiếp, tui là fan hâm mộ của bác.
     
  14. changdethuong_codon Thành Viên Cấp 5

    thật là hấp dẫn quá đi! Chí Hoà không những phản ảnh lịch sử mà còn là hình ảnh của thuyết tâm linh của người Phương Đông nữa hé. Great!
     
  15. fame_0304 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    hum nào vàod do tham quan đi Vài nét về khám Chí Hòa
     
  16. namhwng Thành Viên Mới

    thông tin thật là bổ ích và độc
     
  17. hidemi Thành Viên Cấp 2

    không ngờ, xây cái trạm giam mà công phu quá ha. Đúng là luật ngũ hành, phong thủy phải tuân thủ nghiêm ngặt. Em thì cứ ngu ngơ nghĩ, mún xây thì xây, hic hic. Đúng là non nớt. Mong cá bro tiếp tục post thêm tư liệu để tham khảo.
     
  18. footwearc Thành Viên Kim Cương

    cái nhà tù này ngay sau trường em lên lầu 5 nhìn qua thấy được nóc nhà và một chut khung cảnh bên trong không ngờ nó lại là Khám Trí Hòa lâu lâu thấy một anh mặc áo tù ra trồng rau
     
  19. neomax5772 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    hay wá thanks chủ thớt cái coai Vài nét về khám Chí Hòa
     
  20. phuongtrinh Thành Viên Cấp 5

    Mỗi ngày học ở khu A, đứng trên phòng ở trên lầu 4 ngó qua là thấy cái mái đỏ đẹp ơi là đẹp...ko ngờ có cả 1 thâm cung bí sử như vậy!
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. honeyz...,
  2. 0912863686,
  3. Quynhnhapho94
Tổng: 1,233 (Thành viên: 3, Khách: 1,166, Robots: 64)